|
Ảnh minh họa |
Sức ép
Theo bà Nguyễn Thị Tòng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da Giày Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu da giày ước đạt 4,18 tỷ USD, bằng 74,7% kế hoạch cả năm và tăng 29,2% so với cùng kỳ; trong đó 50% lượng xuất khẩu là sang thị trường EU. Đặc biệt, giá bán bình quân giày dép các loại cũng có xu hướng tăng, hiện đạt 8,5 USD/đôi, cao hơn nhiều so với hồi năm 2005 (chỉ 5,0 -5,5 USD/đôi).
Tuy nhiên, theo bà Tòng, những tín hiệu vui trên cũng không làm các doanh nghiệp nhẹ được “gánh lo”. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp (DN) gia dày hiện nay vẫn là thiếu hụt lao động. Có tình trạng nhiều DN phải từ chối tiếp nhận thêm đơn hàng, một phần do thiếu lao động, mặt khác do sản xuất không đủ bù đắp chi phí (thậm chí, một số DN thực hiện các đơn hàng gia công phải bù lỗ - càng sản xuất nhiều càng bất lợi).
Bên cạnh đó, ngành da dày cũng gặp khó khăn về việc cân đối nguyên liệu từ nguồn trong nước, hạn chế về khả năng thiết kế tạo mẫu dày và tiếp cận thị trường, các đơn hàng còn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài...
Trong bối cảnh đó, sức ép từ Chương trình giám sát nhập khẩu dày của EU đối với các loại dày mũ da xuất xứ Việt Nam, Trung Quốc thực sự là một “nỗi ám ảnh”. Nhiều DN than trời vì “niềm vui ngắng chẳng tày gang”: thực tế, EU mới dỡ bỏ thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với măt hàng giầy mũ da của Việt Nam từ hôm 1/4.
Chủ động
Theo ông Vũ Bá Phú – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), trước 1/4, mức thuế CBPG áp dụng đối với sản phẩm giày mũ da Việt Nam trước đây là 10%, mức thuế áp dụng đối với Trung Quốc là 16,5%, cao hơn 6,5% so với Việt Nam. Với động thái dỡ dỡ bỏ thuế CBPG của EU, kể từ 1/4, chênh lệch thuế CBPG giữa Trung Quốc - Việt Nam là khá cao (16,5%), đem lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho DN trong nước. Tuy nhiên, các DN lại phải đối mặt với Chương trình giám sát hoạt động nhập khẩu giày da của EU trong một năm. Điều này có nghĩa là, trong trường hợp EU nhận thấy lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam gia tăng một cách đáng kể và giá xuất khẩu lại giảm trong một khoảng thời gian nhất định, cơ quan có thẩm quyền của EU có thể sẽ xem xét việc tái áp loại thuế này mà không cần điều tra.
Theo các chuyên gia, các DN trong ngành nên chủ động theo dõi chặt chẽ thông tin về số lượng và trị giá giầy dép xuất khẩu sang thị trường EU, đặc biệt các loại giầy mũ da, không để gia tăng đột biến trong thời gian tới. Đối với các DN gia công, cần sát sao theo dõi giá xuất khẩu, đảm bảo không ký giá thấp hơn so với giá thành sản phẩm (tránh vô tình rơi vào phá giá). Các DN cũng cần chú ý hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu địa phương; chọn lọc hợp đồng có giá trị và chất lượng; và thường xuyên “kích chuột” vào trang www.canhbaosom.vn – một kênh thông tin cần thiết về lĩnh vực này.
Trưởng nhóm chuyên gia Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (EU - Vietnam MUTRAP III – ông Claudio Dordi - lưu ý, EU đang có xu hướng tập trung hơn vào các vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp; áp dụng linh hoạt biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp…. Thực tế cho thấy, thời gian gần đây EU đã gia tăng các cuộc điều tra “đúp”- cả CBPG và hống trợ cấp, điển hình như cuộc điều tra CBPG và chống trợ cấp đối với dầu diesel sinh học của Mỹ. |
Mai Hoa