Đòn bẩy giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Sốp Cộp vượt khó

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, có gần 125 km đường biên giới tiếp giáp với nước CHDCND Lào, với 8 xã, 24 bản biên giới, có 6 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống, trong đó hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số (dân tộc Thái chiếm 62,47%; Mông 17,1%; Lào 9,54%; Khơ Mú 6,41%, Kinh 4,19%...).
Đồng chí Đào Đình Thi chủ trì phiên họp lần thứ 19 của UBND huyện Sốp Cộp.
Đồng chí Đào Đình Thi chủ trì phiên họp lần thứ 19 của UBND huyện Sốp Cộp.
Diện mạo nông thôn mới huyện Sốp Cộp ngày càng đổi thay.

Diện mạo nông thôn mới huyện Sốp Cộp ngày càng đổi thay.

Những năm qua, việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mà còn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Qua đó, đời sống của nhân dân các dân tộc từng bước đổi thay tích cực, nâng cao rõ rệt, đặc biệt là ở các xã, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới của huyện.

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Đào Đình Thi - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La về tầm quan trọng và việc triển khai chương trình trên địa bàn huyện.

Được biết, huyện Sốp Cộp là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ông đánh giá về ý nghĩa, tầm quan trọng của các chính sách giúp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai trên địa bàn huyện?

Ông Đào Đình Thi: Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa rất quan trọng đối với huyện Sốp Cộp. Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, UBND huyện đã tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời như các chính sách như sắp xếp ổn định dân cư, nhà ở, nước sinh hoạt, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường và các chế độ chính sách an sinh xã hội khác luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.

Từ đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới của huyện đã có những chuyển biến tích cực: Đời sống vật chất và tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ngày càng tốt hơn; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm đã tạo cho đồng bào các dân tộc phấn khởi, hăng say lao động sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Công tác tổ chức, triển khai thực hiện các chính sách dân tộc đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch thể hiện việc lựa chọn các nội dung hỗ trợ, công trình xây dựng, địa điểm xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân, công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo đã có sự kết hợp giữa chính quyền với các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện; thu hút được đông đảo lực lượng xã hội tham gia.

Để triển khai thực hiện chương trình có trọng tâm, trọng điểm, thực sự là “đòn bẩy” giúp vùng dân tộc và miền núi phát triển bền vững, huyện Sốp Cộp đã tổ chức triển khai những chương trình chính như thế nào?

Ông Đào Đình Thi: Để tổ chức thực hiện chính sách có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ về phát triển kinh tế -xã hội cho đồng bào DTTS và miền núi ngay sau khi Chính phủ ban hành, UBND huyện đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động giao cho các cơ quan chuyên môn chủ quản từng Chương trình. Chính sách này được giao cho Phòng Dân tộc làm khâu nối tham mưu cho UBND huyện trình phân bổ vốn cho các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ 9/10 dự án Chương trình cụ thể: hỗ trợ nhà ở cho 07 hộ, cấp 271 téc, bồn cho hộ nghèo có khó khăn về nước sinh hoạt trên địa bàn 08 xã; đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung; Bố trí sắp xếp dân cư tại 02 xã Mường Lạn và Mường Lèo; duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, bản đặc biệt khó khăn; mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động nông thôn; mở lớp xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; hỗ trợ cho các đội văn nghệ truyền thống, hỗ trợ trang thiết bị cho nhà văn hóa

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những phong tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em của dự án 8; tổ chức các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, các trường phổ thông có cấp trung học phổ thông, cấp trung học cơ sở đóng trên địa bàn các xã vùng DTTS; mở các cuộc hội nghị cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức, phổ biến giáo dục pháp luật cho đại biểu là người có uy tín trên địa bàn huyện…

Theo ông, những kết quả đạt được qua triển khai các chương trình chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc là gì?

Ông Đào Đình Thi: Chương trình đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các nguồn lực, chính sách của chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm...

Dù mới được đưa vào tổ chức tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022 nhưng ước tính đến cuối năm 2023, một số chỉ tiêu hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông, cứng hóa; tỉ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới, các nguồn điện khác phù hợp và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Trên cơ sở nguồn lực của Chương trình và sự nỗ lực của các địa phương trong chỉ đạo, điều hành và triển khai Chương trình, đến nay nhiều xã đã từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển. Năm 2023, tỷ lệ giảm 4,06%; xóa được trên 650 hộ nghèo, cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát; các cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, nâng tỷ lệ các hộ dân được sử dụng điện lực quốc gia, điện an toàn, nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 95%; các hộ dân sống rải rác vùng có nguy cơ thiên tai, hỏa nạn được bố trí sắp xếp ổn định dân cư cụ thể tại bản Nậm Lạn, Pu Hao xã Mường Lạn; bản Nậm Pừn, Huổi Ta Văn của xã Mường Lèo…

Thời gian tới, huyện Sốp Cộp tiếp tục triển khai những chương trình chính sách gì theo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?

Ông Đào Đình Thi: Để thực hiện tốt Chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới căn cứ vào nguồn kinh phí được giao, căn cứ các dự án, tiểu dự án thành phần, UBND huyện sẽ lựa chọn, đề xuất điều chỉnh giữa các dự án thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các dự án như: Tập trung triển khai các công trình cấp thiết như điện lưới quốc gia, đường giao thông liên xã, liên bản, nhà lớp học, nhà ở cho hộ nghèo, sắp xếp ổn định dân cư, nước sinh hoạt tập trung… Tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trong tâm như: Công tác xóa mù chữ, công tác tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bình đẳng giới, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tiếp tục ưu tiên tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc lớn, mang tính đặc thù, tác động đến tiến độ, hiệu quả triển khai Chương trình giai đoạn I (2021-2025); những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cụ thể trong tổ chức triển khai Chương trình giai đoạn 2024-2025, đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu cho cả giai đoạn I của huyện đã đề ra. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách; đề nghị điều chỉnh về mục tiêu, chỉ tiêu và cả nội dung của các dự án, tiểu dự án cho giai đoạn 2024-2025 phù hợp với tình hình thực tế của huyện.

Trân trọng cảm ơn ông!

Quốc Định (thực hiện)

Đọc thêm