Đóng cửa cơ sở giết mổ, giải cứu 20 cá thể mèo tại Thái Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lần đầu tiên được triển khai vào năm 2022 tại Thái Nguyên, Việt Nam, Chương trình “Mô hình thay đổi – Models for change” đã giúp đóng cửa hai nhà hàng (lò mổ) thịt chó và mới đây là nhà hàng (lò mổ) thịt mèo đầu tiên cũng tại Thái Nguyên.

Nhằm ủng hộ chiến dịch Ngừng kinh doanh, buôn bán, giết mổ thịt chó mèo của Humane Society International (HSI) tại Việt Nam. Ông Phạm Quốc Doanh (37 tuổi) đã tham gia chương trình “Mô hình thay đổi – Models for change”, từ đó nhận được sự vận động và hỗ trợ từ HSI Việt Nam để đóng cửa nhà hàng (lò mổ) thịt mèo của mình.

Nhà hàng (lò mổ) của ông Doanh tại Thái Nguyên, nơi mỗi tháng giết mổ tới 300 con mèo.

Nhà hàng (lò mổ) của ông Doanh tại Thái Nguyên, nơi mỗi tháng giết mổ tới 300 con mèo.

Ngày 6/12, HSI Việt Nam cùng với các cán bộ chuyên môn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tiến hành giải cứu mèo bao gồm cả mèo trưởng thành và mèo con sắp bị giết mổ tại nhà hàng ông Doanh.

20 cá thể mèo gồm cả mèo trưởng thành và mèo con được giải cứu.

20 cá thể mèo gồm cả mèo trưởng thành và mèo con được giải cứu.

Đàn mèo được trao cơ hội sống thứ hai, lên xe về Trạm cứu hộ.

Đàn mèo được trao cơ hội sống thứ hai, lên xe về Trạm cứu hộ.

20 cá thể mèo đã được trao cơ hội sống thứ hai, được giải cứu và đưa đến Trạm cứu hộ động vật tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tại các cá thể được tiêm phòng, chăm sóc y tế và phục hồi trước khi được nhân nuôi bởi các gia đình địa phương.

Sau khi chuyển đến Trạm cứu hộ, đàn mèo được phân loại, chăm sóc y tế và đặt tên.

Sau khi chuyển đến Trạm cứu hộ, đàn mèo được phân loại, chăm sóc y tế và đặt tên.

Ông Phạm Quốc Doanh, 37 tuổi, đã kinh doanh cơ sở giết mổ thịt mèo này được 5 năm, mỗi tháng ông đã giết mổ tới 300 con mèo để chế biến các món ăn từ “tiểu hổ” phục vụ thực khách. Sự hối hận vì đã giết hại động vật, đặc biệt là cả những vật nuôi bị bắt trộm đã thôi thúc ông quyết tâm từ bỏ nghề buôn bán này mãi mãi.

Ông Doanh cho biết: “Từ rất lâu, tôi thực sự mong muốn từ bỏ công việc này và chuyển nghề kinh doanh khác. Mỗi khi nghĩ đến hàng nghìn con mèo mà bị giết và phục vụ các món ăn từ chúng trong những năm qua trong lòng tôi vô cùng buồn khổ. Tình trạng trộm mèo ở Việt Nam phổ biến đến nỗi tôi biết rất nhiều con được bán tới đây là bạn đồng hành thân thiết của nhiều gia đình".

Ông Doanh cho bày tỏ, điều khiến ông cảm thấy hạnh phúc là giờ đây, nhờ có sự giúp đỡ của tổ chức HSI mà vợ chồng tôi ông thể từ bỏ nghề này và khởi đầu một hành trình mới có ích cho cộng đồng địa phương, khép lại vĩnh viễn hoạt động buôn bán tàn bạo này.

"Tôi mong muốn Việt Nam sẽ sớm có thể ban hành lệnh cấm buôn bán giết mổ thịt mèo và cả chó trong tương lai", ông Doanh nói.

Ông Doanh trực tiếp dỡ bỏ biển hiệu nhà hàng “thịt mèo” của mình (Ảnh: HSI).

Ông Doanh trực tiếp dỡ bỏ biển hiệu nhà hàng “thịt mèo” của mình (Ảnh: HSI).

Theo ông Doanh, một trong những lý do thôi thúc ôngthay đổi mô hình kinh doanh chính bởi hai đứa con của mình.

“Hiện hai con của tôi vẫn còn bé nên chưa hiểu bố làm công việc gì, bản thân tôi cũng không muốn các cháu chứng kiến nên khi thực hiện công việc giết mổ tôi đều tránh đi. Nhưng khi các con lớn dần và có nhận thức, tôi không muốn các con thấy bố là một người hành nghề giết mổ động vật”, ông Doanh chia sẻ thêm.

Với nguồn hỗ trợ một lần từ HSI, ông Doanh đang triển khai để mở một cửa hàng tạp hoá. Là một phần của thoả thuận, ông Doanh đã ký kết và đồng ý chuyển giao 20 cá thể mèo cho HSI để chúng được giải cứu. Lực lượng cứu hộ của HSI tại Việt Nam đã đưa những con mèo bị thương rời khỏi cơ sở này, đồng thời chứng kiến hình ảnh ông Doanh trực tiếp dỡ bỏ biển hiệu nhà hàng “thịt mèo”, một minh chứng cho việc dứt khoát từ bỏ nghề cũ của ông.

TS.Nguyễn Quang (bên phải), quản lý chương trình động vật đồng hành của HSI tại Việt Nam (Ảnh: HSI).

TS.Nguyễn Quang (bên phải), quản lý chương trình động vật đồng hành của HSI tại Việt Nam (Ảnh: HSI).

TS. Nguyễn Quang, quản lý chương trình động vật đồng hành của HSI tại Việt Nam cho biết rất vui mừng khi đóng cửa thành công cơ sở kinh doanh thịt mèo đầu tiên tại Việt Nam, và hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều hơn nữa những người tiên phong như ông Doanh quay lưng lại với nghề buôn bán này.

"Mặc dù phần lớn người dân Việt Nam không ăn thịt mèo nhưng vẫn có niềm tin cho rằng việc ăn thịt mèo giúp giải đen. Hai mươi con mèo và mèo con này thật may mắn khi thoát khỏi số phận khủng khiếp và sẽ được gửi đến những ngôi nhà mới đầy yêu thương, nhưng chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục sứ mệnh giải cứu động vật đồng hành của mình cho đến khi nhìn thấy lệnh cấm buôn bán thịt mèo được ban hành trên toàn quốc”, TS. Nguyễn Quang cho biết.

Ước tính có khoảng 1 triệu con mèo bị giết thịt mỗi năm ở Việt Nam, bao gồm cả mèo bị bắt trộm và mèo hoang. Nạn trộm thú cưng đang trở thành một vấn đề xã hội ngày càng gia tăng ở Việt Nam, với việc ngày càng có nhiều người yêu động vật và nuôi thú cưng cảm thấy thất vọng khi thiếu vắng vai trò của cơ quan thực thi pháp luật trong việc bảo vệ vật nuôi của họ khỏi những tay trộm và buôn bán vô nhân đạo.

Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây của Nielsen (tháng 9 năm 2023) do HSI thực hiện cho thấy khoảng 21% người dân tiêu thụ thịt mèo, còn lại đa số 71% người dân được hỏi ủng hộ lệnh cấm tiêu thụ và buôn bán thịt mèo. Cho đến nay, lý do hàng đầu khiến người dân không lựa chọn ăn thịt chó, mèo là vì tình yêu thương đối với những loài động vật này, và cảm giác ác cảm cũng như sự tàn ác khi tiêu thụ thịt của những động vật đồng hành.

Đọc thêm