Du lịch bằng tàu hỏa Việt Nam- trải nghiệm thú vị của phóng viên nước ngoài

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phóng viên Natalie B Compton của tờ The Washington Post đã có trải nghiệm di chuyển từ TP HCM ra Hà Nội bằng tàu hỏa vô cùng thú vị.
Nữ phóng viên lựa chọn tàu hỏa Việt Nam để được trải nghiệm.
Nữ phóng viên lựa chọn tàu hỏa Việt Nam để được trải nghiệm.

Hành trình khám phá những điều hay ho

Ở những nơi như Nhật Bản và Tây Âu, tàu hỏa có thể là cách đi lại hiệu quả nhất. Không cần đến sân bay vài giờ trước khi khởi hành, ít thủ tục an ninh hơn và giảm thiểu khả năng hủy chuyến. Tuy nhiên các nước Đông Nam Á, thay vì lựa chọn tàu hỏa, những chuyến bay giá rẻ, nhanh chóng, tiện lợi cũng được lựa chọn nhiều hơn cho những chuyến du lịch. Ví dụ, một chuyến bay từ Bangkok, Thái Lan tới Lào trong vòng hơn 1 tiếng chỉ với 50USD, hoặc đến đảo Bali, Indonesia trong khoảng 4 giờ chỉ mất 100USD…

Nhưng bà Natalie đã có một trải nghiệm thú vị với tàu hỏa trong chuyến du lịch tại Việt Nam. Theo đó, vì muốn ngắm nhìn Việt Nam theo một cách khác nên bà đã quyết định bỏ chuyến bay từ TP HCM ra Hà Nội, thay vào đó là đi tàu hỏa trong vòng 3 ngày. Thực sự đây là một quyết định tuyệt vời. Mặc dù chuyến đi đi khá dài nhưng thay vào đó nó là một hành trình đầy lãng mạn, cùng với những trải nghiệm thú vị khi đi qua nhiều địa điểm nổi tiếng với phong cảnh tuyệt vời và thưởng thức đồ ăn độc đáo trên tàu.

Sau khi nghiên cứu cách thức đặt vé tàu qua blog du lịch, bà Natalie B Compton đặt vé qua Hệ thống Đường sắt Việt Nam trước đó vài tuần. Tuy nhiên sau đó, bà thay đổi hành trình vài ngày trước khi khởi hành và rất hài lòng khi đã nhận được sự hỗ trợ của nhân viên Đường sắt Việt Nam để hủy vé qua email và hoàn lại tiền trong vòng vài giờ. Vào ngày đi, bà Natalie xuất trình vé khác trên điện thoại trước khi lên tàu và không cần in ra hay làm thủ tục tại ga tàu.

Bà chọn chuyến đi xuyên đêm kéo dài 22 giờ 44 phút trên tàu Thống Nhất – loại tàu thường được người dân Việt Nam sử dụng. Có bốn loại giá vé: ghế cứng (rẻ nhất và ít thoải mái nhất), ghế mềm, giường cứng (giường tầng trong cabin chung) và giường mềm (giường tầng thoải mái hơn). Với giá 64USD, tương đương với một chuyến bay, Natalie có một chiếc giường mềm trên hành trình từ TP HCM đến Huế, cố đô của Việt Nam và là một điểm đến ẩm thực nổi tiếng.

Trong suốt hành trình, các nhân viên trên tàu thường xuyên đến bán cà phê, đồ ăn nhẹ và các bữa ăn, như cơm, súp và cháo thịt bằm. Tàu cũng sẽ dừng các ga các tỉnh, đủ lâu để du khách xuống mua đồ ăn nhẹ từ những người bán hàng trong ga, cả đồ đóng gói và đồ ăn nóng. Khi tàu dừng ở ga Đà Nẵng khoảng mười phút, bà Natalia đã nhảy xuống và ăn một cây kem khoai môn ngon lành.

Những lưu ý cho hành trình bằng tàu hỏa

Sau một ngày ở Huế, thay vì đi tàu Thống Nhất, bà tiếp tục chuyến đi đến Hà Nội trên tàu Lotus Express, một loại tàu du lịch giường nằm đẹp hơn và chỉ có hai hạng vé: vé giường nằm mềm (phòng bốn giường) và “vé VIP” (phòng hai giường). Bà chọn giường nằm mềm trong hành trình 15 giờ đồng hồ với 72 USD. Trên tàu được trang trí đẹp hơn, nệm dày hơn, có wifi, một ly rượu vang miễn phí, đồ ăn nhẹ.

Những món ăn nữ phóng viên thưởng thức ở trên tàu.

Những món ăn nữ phóng viên thưởng thức ở trên tàu.

“Có một vài lưu ý nhỏ khi đi tàu hỏa, đó là bạn nên mặc bồ đồ thoải mái và phù hợp khi ở cùng phòng với người lạ. Ngay cả khi bạn ở carbin một mình, nhân viên trên tàu có thể mở cửa bất cứ lúc nào để hỏi bạn muốn ăn nhẹ hay không và nhắc nhở bạn sắp tới điểm dừng tại các ga. Bản thân tôi cũng lựa chọn cho mình bộ đồ màu đen, vải lanh co giãn và áo phông. Ngoài ra tôi cũng mang theo một khăn choàng lớn vừa có thể dùng làm chăn mỏng, vừa có thể che mặt chặn khi ánh từ hành lang, cửa sổ tàu hoặc ánh sáng điện thoải của người cùng phòng”, bà Natalie chia sẻ.

Trên tàu cũng không có vòi hoa sen, nên một chiếc khăn bông là cần thiết để lau người và dầu gội khô giúp đầu tóc sạch sẽ vào mỗi sáng. Sẽ rất hữu ích nếu đóng gói những thứ cần thiết ở một nơi dễ lấy để có thể sử dụng ngay khi cần.

Trước khi bắt đầu chuyến đi bà cũng mua một chút bánh mì, bánh quy để dự phòng nhưng hầu như không ăn đến, vì trên tàu Lotus Express lúc nào cũng sẵn đồ ăn, xe đẩy đồ ăn thức uống thường xuyên đi lại phục vụ khách. Trên tàu Lotus Express, du khách còn được đưa một túi đồ ăn nhẹ gồm một ít bánh mì, sữa chua, một quả chuối và nước trái cây.

Chuyến đi đáng để trải nghiệm

Chặng đường tiếp theo, bà Natalie lựa chọn tàu Thống Nhất. “Trong carbin tôi ở ban đầu có một người đàn ông lớn tuổi tên Đắc. Ông ấy biết một chút tiếng Anh, còn tôi dù không biết tiếng Việt nhưng cũng biết ông đi từ TP HCM ra Hà Nội để thăm người thân”, bà cho hay.

Giường tầng trong carbin tàu Thống Nhất sẽ có một chiếc gối, đệm lót với một tấm trải giường và tấm phủ trên. Mỗi chiếc giường cũng có ổ cắm điện và đèn đọc sách. Hàng lang tàu có máy lọc nước nóng và ghế nhựa nhỏ và du khách có thể đi vệ sinh ở phòng cuối toa. Trên tàu Thống Nhất không có toa ăn uống hay khu vực ghế ngồi và hành khách chỉ được ở khu vực giường hoặc ghế ngồi mình đã mua.

Sau đó, một cặp vợ chồng người Đức lên tàu vào buổi tối và sau đó rời đi trước khi trời sáng. Hai đứa trẻ Việt Nam “nhập hội” cùng chúng tôi vài giờ trước khi đến Huế. Phải mất một thời gian ngắn để có được sự thân thiết giữa những người bạn cùng toa. Sẽ có những khó khăn khi ở cùng một không gian với nhau, đặc biệt là khi đến giờ đi ngủ. Bạn cùng toa của tôi đã nghe video trên điện thoại của anh ấy với âm lượng tối đa trong đêm. Có những người khách đến và đi, tiếng ầm ầm và xóc nẩy của tàu chạy và giật mình khi nhìn thấy khuôn mặt của một người xa lạ khi thức dậy vào lúc nửa đêm.

Dù không dễ khi kết nối với người lạ nhưng bà đã có một khoảng thời gian vui vẻ với ông Đắc. “Chúng tôi nhanh chóng trở thành những người bạn, chúng tôi cho nhau xem ảnh gia đình, mua đồ ăn nhẹ và đồ uống cho nhau. Tôi rất ấn tượng với ly cà phê đậm đà, ngọt ngào và chiếc bánh bao nhân thịt cho bữa sáng”, bà nói.

Bà thức dậy vào lúc bình minh ở cả 2 buổi sáng và đi bộ dọc hành lang tàu sau những đêm ngủ chập chờn không ngon giấc. Đây là khoảnh khắc yêu thích của bà khi được nhìn ngắm một Việt Nam tươi đẹp với những cánh đồng lúa tươi tốt ở vùng nông thôn, những tán lá rừng rậm rạp, bãi gỗ, trang trại ngỗng, đàn trâu nước nghỉ ngơi trên sông, thuyền đánh cá và đại dương xanh. Đó là khung cảnh chính xác mà tôi đã hy vọng khi hình dung về chuyến đi. Thiên nhiên tuyệt vời này sẽ khó có được khi di chuyển bằng các chuyến bay.

Mặc dù cảm thấy mệt mỏi vì ngủ không ngon, nhưng tôi cảm thấy biết ơn sâu sắc về trải nghiệm này. Sau hàng chục giờ trên những chuyến tàu này, tôi cảm thấy gắn bó với những du khách khác và nhân viên, đồng thời cảm thấy quen thuộc hơn với phong cảnh Việt Nam bên cạnh những điểm đến nổi tiếng nhất. “Nếu được đi lại một lần nữa, tôi sẽ kéo dài chuyến hành trình của mình, tôi sẽ ở Huế lâu hơn và bỏ qua Lotus Express để lại đi tàu Thống Nhất với nhiều trải nghiệm cơ bản hơn”, bà Natalie nói.

Trong những năm gần đây, khi vé máy bay giá rẻ xuất hiện, giá vé tàu hỏa vẫn cao và thời gian tới đích chênh lệch rất lớn thì du lịch xuyên Việt bằng đường sắt vẫn không bị lép vế quá nhiều. Những người thích trải nghiệm, ngắm cảnh hoặc dừng chân tại các ga nhỏ để tham quan thường chọn tàu Bắc - Nam làm phương tiện di chuyển dọc hành trình đất nước.

Rất nhiều du khách đã tỏ ra vô cùng thích thú trong lần đầu du lịch bằng tàu hỏa ở Việt Nam. Không phải tốn quá nhiều chi phí và thời gian để đến từng thành phố, giờ đây du khách vẫn có thể ngắm một Việt Nam trong vẹn và khái quát nhất bằng tàu hỏa. Qua cung đường này, du khách sẽ có cơ hội xuyên qua những cánh rừng xanh bạt ngàn, những rặng đá vôi hùng vĩ hay những khu dân cư sầm uất từ đó có thể cảm nhận rõ hơn về cảnh sắc cũng như nếp sống sinh hoạt của người dân ở từng vùng miền khác nhau trên địa phận lãnh thổ Việt Nam.

Một du khách vui vẻ khoe với bạn mình bức hình chụp đường cong uốn lượn của con tàu khi qua đèo Hải Vân. Trong hành trình du lịch bằng tàu hoả dọc theo tuyến đường sắt Bắc – Nam, du khách có thể đi lại trên các toa để ngắm cảnh, chụp hình thiên nhiên khi kỳ vĩ, thơ mộng ngay bên khung cửa sổ. “Tôi chọn đi tàu để di chuyển từ Hà Nội vào Đà Nẵng vì có không gian nằm nghỉ, làm việc rất thoải mái. Khi về tôi cũng sẽ tiếp tục đi tàu”, nữ du khách chia sẻ.

Đọc thêm