Du lịch phía tây Quảng Nam phát triển bền vững với 'cung đường di sản'

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 8/3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 với chủ đề “cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang, nơi thiên nhiên giao thoa cùng văn hóa”.

Đây là hoạt động nằm trong chương trình khảo sát và Hội thảo Lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 diễn ra từ ngày 6 - 9/3/2025 do UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn FVG Travel tổ chức.

Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 300 đại biểu từ Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, các chuyên gia du lịch, các tổ chức quốc tế, một số Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam, hàng không, doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế. Đây là diễn đàn để các đại biểu, đơn vị lữ hành tham dự thảo luận, xác định thách thức và đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến Quảng Nam nói chung và miền núi phía Tây của tỉnh nói riêng.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Bên cạnh đó, Hội thảo công bố, giới thiệu cung đường du lịch kết nối từ Đông sang Tây của tỉnh gồm Hội An - Mỹ Sơn - Đông Giang, mở rộng không gian du lịch, giảm áp lực lên di sản, kết nối đa dạng các nền văn hóa thu hút khách.

Cung đường du lịch kết nối từ Đông sang Tây từ Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang sẽ kết nối đa dạng các nền văn hóa, tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch mang dấu ấn độc đáo

Cung đường du lịch kết nối từ Đông sang Tây từ Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang sẽ kết nối đa dạng các nền văn hóa, tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch mang dấu ấn độc đáo

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam cho biết, du lịch Quảng Nam như một Việt Nam thu nhỏ với đầy đủ tiềm năng, thế mạnh và loại hình để phát triển. Tuy nhiên, hiện du lịch miền núi phía tây của tỉnh vẫn chưa mạnh, chưa phát huy hết các giá trị văn hóa bản địa cùng vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

“Việc công bố cung đường du lịch kết nối từ Đông sang Tây từ Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang sẽ kết nối đa dạng các nền văn hóa, tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch mang dấu ấn độc đáo, khác biệt, góp phần phát triển ngành du lịch của tỉnh, đưa du lịch Quảng Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách, thương hiệu du lịch xanh lan toả trên bản đồ du lịch thế giới”, ông Hồng nói.

Các chuyên gia du lịch, đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế tham gia chương trình khảo sát cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang.

Các chuyên gia du lịch, đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế tham gia chương trình khảo sát cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang.

Tham gia ý kiến tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Tấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FVG cho rằng, việc hình thành “Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang” sẽ khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Quảng Nam, là đòn bẩy để phát triển du lịch và kinh tế miền núi phía tây của tỉnh. Tuy nhiên, để đạt được điều này cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và gia tăng trải nghiệm cho du khách.

Ông Tấn đề xuất hoàn thiện hạ tầng giao thông và kết nối; phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; ứng dụng công nghệ số vào cung đường du lịch; thu hút đầu tư và hợp tác phát triển bền vững. Đặc biệt là đề xuất quy hoạch trung tâm dịch vụ mới xung quanh khu du lịch Cổng trời Đông Giang trong tương lại.

Khám phá Cổng trời Đông Giang, hòa mình vào thiên nhiên - nơi hội tụ hệ thống 25 thác nước tự nhiên, không gian kiến trúc độc đáo và các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Cơ tu nơi núi rừng đại ngàn.

Khám phá Cổng trời Đông Giang, hòa mình vào thiên nhiên - nơi hội tụ hệ thống 25 thác nước tự nhiên, không gian kiến trúc độc đáo và các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Cơ tu nơi núi rừng đại ngàn.

“Khi du lịch phát triển, cung đường di sản hoàn thiện cùng với các sản phẩm du lịch hấp dẫn, trong thời gian tới lượng du khách đến với Đông Giang sẽ rất đông. Do đó, việc quy hoạch một trung tâm du lịch mới lấy Cổng trời Đông Giang làm vùng lõi sẽ tạo ra điểm nhấn quan trọng, mang đậm bản sắc vùng núi Quảng Nam và đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng hiện đại, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đây sẽ là chiếc lược tổng thể nhằm đưa miền núi Quảng Nam vươn mình trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt”, ông Tấn nói.

Tương tự, ông Alan Teo, Tổng giám đốc điều hành Hoiana Resort & Golf cho rằng, việc liên kết các di sản này thành một hành trình trải nghiệm thống nhất không chỉ giúp du khách dễ dàng khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của Quảng Nam, mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Quan trọng hơn, dự án sẽ góp phần thu hút du khách quốc tế đến với Quảng Nam, tạo động lực phát triển du lịch bền vững cho khu vực.

Ông Nguyễn Anh Tấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FVG trình bày tham luận tại hội thảo.

Ông Nguyễn Anh Tấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FVG trình bày tham luận tại hội thảo.

“Du lịch không chỉ là những con số thống kê mà quan trọng hơn, đó là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm và sự giao thoa văn hóa. Mô hình đối tác công tư chính là công cụ giúp chúng ta xây dựng một hệ sinh thái du lịch mang lại lợi ích cho tất cả từ du khách, doanh nghiệp đến cộng đồng địa phương. Những thành công của du lịch tỉnh Quảng Nam là minh chứng cho thấy khi các bên liên quan cùng nhau hợp tác và đổi mới, chúng ta có thể đạt được những kết quả phi thường. Đơn vị sẽ tiếp tục đồng hành, sáng tạo, góp phần đưa Quảng Nam vươn tầm quốc tế.

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cho biết, cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang là tuyến du lịch nội tỉnh chính thức đầu tiên được công bố trong định hướng phát triển hành lang du lịch mới tỉnh Quảng Nam kết nối trung tâm du lịch Hội An – Mỹ Sơn với các vùng phía Tây, phía Nam của tỉnh và xa hơn là kết nối với các trung tâm du lịch trong nước và khu vực. Trên cơ sở đó các đơn vị, doanh nghiệp du lịch sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, cung cấp các dịch vụ có chất lượng phục vụ du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt sẽ hình thành các chương trình du lịch đa dạng với chủ đề khác nhau, kết nối các điểm du lịch trên một hay nhiều tuyến du lịch.

Bí thư Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết tin tưởng du lịch tỉnh nhà sẽ vươn tầm khu vực và thế giới.

Bí thư Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết tin tưởng du lịch tỉnh nhà sẽ vươn tầm khu vực và thế giới.

Thông qua hội thảo, ông Triết mong muốn các chuyên gia, doanh nghiệp lữ hành sẽ có những tham vấn để ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đi đúng hướng, liên kết mạnh mẽ với các địa phương khác, phát huy được tiềm năng lợi thế của mình. Đồng thời, đề nghị ngành du lịch cùng các đơn vị địa phương tập trung nghiên cứu tham mưu tỉnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, tạo bước đột phá về phát triển du lịch.

“Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định, ngành du lịch là nền tảng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Quảng Nam tập trung phát triển, tạo ra những sản phẩm du lịch xanh, dựa vào nền tảng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng, tạo cơ hội cho việc bảo tồn tài nguyên và phát triển du lịch một cách bền vững. Phát triển kinh tế không phải bằng mọi giá mà phải có sự phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường”, ông Triết nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ hội thảo, Ban tổ chức đã công bố Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam và trao chứng nhận Du lịch xanh cho Khu Du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang; công bố quyết định phê duyệt tuyến khai thác vận tải trên Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang.

Trao chứng nhận kỷ lục "Hành lang có mái che hình rồng vắt qua núi dài nhất Việt Nam"; tổ chức không gian trưng bày các sản phẩm du lịch, OCOP đặc trưng của tỉnh Quảng Nam; ký kết các biên bản ghi nhớ liên kết, hợp tác phát triển du lịch Quảng Nam...

Hành lang hình rồng dài nhất Việt Nam là tổ hợp 2 công trình gồm hành lang mái che hình rồng và cầu kính. Vị trí xây dựng cao 800 m so với mực nước biển, có diện tích xây dựng hơn 1.260 m2, chiều cao công trình từ 3,73 m đến 8,85 m, với biểu tượng hình rồng. Hành lang mái che hình rồng dài 460 m, được xây dựng dựa trên kiến trúc rồng thời Lý.

Hành lang hình rồng dài nhất Việt Nam là tổ hợp 2 công trình gồm hành lang mái che hình rồng và cầu kính. Vị trí xây dựng cao 800 m so với mực nước biển, có diện tích xây dựng hơn 1.260 m2, chiều cao công trình từ 3,73 m đến 8,85 m, với biểu tượng hình rồng. Hành lang mái che hình rồng dài 460 m, được xây dựng dựa trên kiến trúc rồng thời Lý.

Đọc thêm