Chính phủ Trung Mỹ đã lên lịch tung ra trái phiếu trị giá 1 tỷ đô la từ ngày 15 đến 20/3, nhưng sự biến động của tiền điện tử đã khiến các nhà chức trách thay đổi ngày.
Việc ra mắt có thể bị hoãn lại cho đến tháng 9 vì bitcoin đã tăng vọt kể từ khi đạt mức cao kỷ lục trên 67.500 USD vào đầu tháng 11. Nó đã mất gần một nửa giá trị vào ngày 22/1 và được giao dịch ở mức 42.609 đô la vào 23/3, theo dữ liệu của Refinitiv Eikon.
Bộ trưởng Tài chính El Salvador trong một cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình địa phương cho biết, thời điểm lý tưởng để giao dịch trên thị trường là nửa đầu năm nay không phải là lúc để phát hành trái phiếu.
"Vào tháng 5 hoặc tháng 6, các biến thể thị trường có một chút khác biệt. Chậm nhất là vào tháng 9. Sau tháng 9, nếu bạn bước ra thị trường quốc tế thì rất khó (để huy động vốn)", ông nói thêm.
El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng bitcoin dưới dạng phương tiện thanh toán hợp pháp vào năm ngoái.
Các cuộc thăm dò địa phương cho thấy người Salvador cảnh giác về sự biến động của tiền điện tử và một số người chỉ trích nó vì khả năng bị sử dụng bất hợp pháp, chẳng hạn như rửa tiền hoặc tài trợ cho khủng bố.
Trong khi đó, các tổ chức tài chính quốc tế, bao gồm IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, đã bày tỏ lo ngại về việc áp dụng bitcoin của quốc gia Trung Mỹ này.
Ban điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 26/1 đã thúc giục El Salvador loại bỏ tình trạng hợp pháp của tiền điện tử bitcoin, với lý do rủi ro lớn đối với sự ổn định tài chính của quốc gia.
IMF cũng cảnh báo rằng theo các chính sách hiện tại, nợ công của El Salvador dự kiến sẽ tăng lên khoảng 96% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2026 "theo một con đường không bền vững".