FTA Việt Nam – EAEU: DN xuất khẩu thủy sản cần làm gì để nắm bắt cơ hội?

(PLO) - Khi hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (FTA Việt Nam – EAEU) có hiệu lực sẽ có khoảng 90% số dòng thuế được xóa bỏ. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU sẽ tăng khoảng 18-20%/năm.  
Cổng thoogn tin Điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến.
Cổng thoogn tin Điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến.

Sáng nay (19/8), Cổng thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức chương trình Tọa đàm trực tuyến với chủ đề FTA Việt Nam – EAEU: Để DN chủ động nắm bắt cơ hội. Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Dương Hoàng Minh – Vụ phó Vụ Châu Âu – Bộ Công Thương cho biết: Sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam xuất khẩu hàng hóa. Bởi Liên minh kinh tế Á – Âu là một thị trường lớn với hơn 180 triệu dân. Đặc biệt ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, các ngành thủy sản, dệt may, da giày… sẽ được cắt giảm thuế ngay tới gần 90%, trong đó có những dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn.

“Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội này, các DN cần phải nghiên cứu kỹ từng dòng thuế, từng quy định của Liên minh kinh tế Á – Âu. Đặc biệt là ngành thủy sản, cần phải chú ý về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ cần đáp ứng được đúng tiêu chí của hiệp định là được thị trường chào đón” – ông Minh nói.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư lý Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư lý Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản. 

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản nhận định: “Những năm qua các DN xác định Nga và các nước khối Á - Âu là thị trường tiềm năng nhưng tỷ lệ xuất khẩu thủy sản của chúng ta vẫn còn khá ít. Bởi còn một số bất cập về kiểm soát, kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của phía bạn”.

Theo quy định của Liên minh kinh tế Á – Âu, DN được cơ quan quản lý Nhà nước xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu thì họ sẽ chấp nhận DN ấy. Nhưng thực tế DN Việt vẫn chưa được chấp nhận vì phía liên minh Á - Âu chưa coi hệ thống kiểm tra của chúng ta ngang bằng với họ. Tiến tới các nước này sẽ kiểm tra xem hệ thống kiểm dịch của chúng ta có ngang bằng không và khi có kết luận mọi thứ sẽ rõ ràng, thuận lợi hơn đối với các DN xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Đối với một số ngành khác, đặc biệt là thép để nắm bắt cơ hội xuất khẩu lớn này, các DN cần có nhận thức cũng như sự hiểu biết sâu sắc đối với thị trường, các quy định về thuế quan… Bên cạnh đó là việc các DN phải tự nỗ lực, cố gắng hết mình, cần có những biện pháp đổi mới công nghệ để cho ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ, mở rộng quy mô, nâng cao tính cạnh tranh./.

Đọc thêm