Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h sáng nay:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 68,20-68,92 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 720.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 68,25-68,90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 650.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 68,20-68,90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 50.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 700.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.922,10 USD/ounce, giảm 3,5 USD/ounce so với phiên giao dịch cuối tuần. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.980), tương đương 53,81 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 15,11 triệu đồng/lượng.
Dự báo giá vàng tuần này, theo khảo sát thị trường vàng hàng tuần của Kitco News, trong 18 nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát thì chỉ 5 nhà phân tích (chiếm 28%) dự báo giá vàng tăng; 10 chuyên gia khác (56%) dự báo giá giảm; 3 người còn lại (17%) cho ý kiến trung lập.
Theo chuyên gia Phillip Streible, chiến lược gia thị trường tại Blue Line Futures, nếu cuộc đàm phán giữa Nga - Ukraine đổ vỡ, giá vàng có thể tăng trở lại mức 1.950 USD/ounce.
Còn theo chiến lược gia thị trường cấp cao Frank Cholly của RJO Futures, vàng đã hoạt động ấn tượng trong quý 1 năm 2022. Trong quý 2 này, câu chuyện của vàng sẽ được quyết định bởi tốc độ tăng lãi suất của Fed.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, với những gì vàng đã làm được trong quý 1 cộng với lạm phát vẫn “nóng” và xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa “hạ nhiệt”, vàng có thể chạm mốc 2.000 USD/ounce trong quý 2.