Giá vàng hôm nay 21/5: Giá vàng tăng mạnh trở lại

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giá vàng trong nước và thế giới quay đầu tăng mạnh trở lại. Chốt phiên giao dịch cuối ngày 20/5, vàng thế giới giao ở mức 1.870,70 USD/ounce.
Hình minh họa.
Hình minh họa.

Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch cuối ngày 20/5:

Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 55,98-56,35 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 80.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 20/5. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 370.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 56-56,35 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 20/5. Chênh lệch giá mua - bán vàng 350.000 đồng/lượng.

Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56-56,35 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 20/5. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 350.000 đồng/lượng.

Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.870,70 USD/ounce, tăng 6 USD/ounce so với phiên giao dịch sáng ngày 20/5. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.150), tương đương 52,76 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 3,59 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng sau khi biên bản họp từ cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được công bố. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên cao nhất 1 tuần.

Biên bản họp của Fed cho biết một số nhà hoạch định chính sách nghĩ rằng nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi với tốc độ nhanh, việc thảo luận để thắt chặt chính sách thích ứng là hợp lý. Lãi suất cao làm tăng chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng. 

Lạm phát tại Anh đã tăng gấp đôi trong tháng 4, sự khởi đầu cho đợt tăng giá trong năm nay khi các nền kinh tế phát triển phục hồi từ lệnh phong tỏa chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Isabel Schnabel, sự tăng vọt của lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ là tạm thời và giá tiêu dùng có thể giảm mạnh vào năm tới. Tại châu Á, xuất khẩu của Nhật Bản tăng mạnh nhất kể từ năm 2010 trong tháng 4. 

Đọc thêm