Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 21/9:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 56,45 -57,12 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 21/9. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 670.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 56,70-57,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 200.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 21/9. Chênh lệch giá mua - bán vàng 800.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56,70-57,55 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 21/9. Chênh lệch giá mua – bán vàng 850.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.768 USD/ounce, tăng 4 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.870), tương đương 49,26 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 7,86 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng nhờ đồng USD suy yếu, dù biến động giá bị hạn chế trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để rõ hơn về chương trình giảm thu mua tài sản.
Ngân hàng trung ương Mỹ kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào thứ Tư (22/9). Một số chuyên gia theo dõi thị trường tin rằng Fed có thể thông báo kế hoạch giảm thu mua tài sản trong quý IV và do đó đẩy giá vàng xuống thấp hơn.
Vàng thỏi được coi là hàng rào chống lại lạm phát và sự mất giá của tiền tệ, gây ra bởi các biện pháp kích thích quy mô lớn.
Fed bất ngờ cứng rắn hơn về chính sách tiền tệ cũng có thể làm giảm sức hấp dẫn của vàng thỏi, vì việc nâng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.