Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 28/9:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 56,45-57,12 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 28/9. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 670.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 57,05-57,70 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và giữ nguyên mức giá chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 28/9. Chênh lệch giá mua - bán vàng 650.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56,70-57,60 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 28/9. Chênh lệch giá mua – bán vàng 900.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.728,80 USD/ounce, giảm 20,9 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.870), tương đương 48,17 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 8,95 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới giảm mạnh vì đồng USD mạnh và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index tăng 0,36% lên 93,72, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên cao nhất trong 3 tháng cũng làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý, vì làm tăng chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.
Trong khi giới đầu tư đang chờ đợi thêm thông tin từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc thay đổi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.