Giao dịch có lợi cho người chưa thành niên: Sẽ không bị tuyên vô hiệu

Một điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo khoản 1, Điều 122 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 là “người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự”. Tuy nhiên, quy định trên dẫn tới hậu quả rất thiệt thòi cho trẻ em và người không có năng lực hành vi dân sự . Đây là một trong những vướng mắc cần phải nghiên cứu trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLDS tới đây.

Một điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo khoản 1, Điều 122 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 là “người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự”. Tuy nhiên, quy định trên dẫn tới hậu quả rất thiệt thòi cho trẻ em và người không có năng lực hành vi dân sự . Đây là một trong những vướng mắc cần phải nghiên cứu trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLDS tới đây.

Việc thực hiện giao dịch của người chưa thành niên phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Ảnh: MH
Việc thực hiện giao dịch của người chưa thành niên phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Ảnh: MH

Có được đứng tên giao dịch mua nhà?

Chị Hoàng My (Hà Nội) có hai con, một cháu 20 tuổi và một cháu 17 tuổi. Chị dự định sẽ cho hai con một số tiền bằng cách mua nhà để hai con tôi đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà và trong giấy chủ quyền. Tuy nhiên, điều băn khoăn của chị là liệu đứa con chưa thành niên (17 tuổi) có đứng tên giao dịch mua nhà được không?

Bạn đọc Nguyễn Kim Ngọc thì đặt vấn đề, trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn với nhau. Người mẹ nuôi con và không may bị chết nhưng người mẹ có để lại di chúc cho con gái út 16 tuổi toàn bộ tài sản của mình, trong đó có 2 sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Vậy người con gái út muốn đến ngân hàng rút tiền lãi để đóng tiền học thì được giải quyết ra sao, còn cần phải có người giám hộ cho người con gái út không… khi mà người bố đã lập gia đình khác và không quan tâm, chăm sóc đứa con do người mẹ nuôi sau ly hôn là những câu hỏi của độc giả này

Phân tích hạn chế của quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự dẫn đến những thắc mắc của người dân nêu trên, ông Đỗ Gia Thắng (Văn phòng Chính phủ) cũng đưa ra ví dụ: Một đứa trẻ khi tham gia đấu giá thì đứa trẻ là người tham gia giao dịch, còn người giám hộ chỉ là người đại diện. Hợp đồng sẽ đứng tên đứa trẻ hay người đại diện? Điều này đang gây khó khăn khi áp dụng. “Luật phải điều chỉnh vấn đề thực tiễn đặt ra. Trường hợp này, nếu bỏ khoản 1, Điều 122 thì bổ sung quy định về giao dịch của người không có năng lực hành vi dân sự”.

Giao dịch bất lợi, mới cần hủy bỏ hoặc thay đổi

Điều 20 BLDS hiện hành về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hiện hành quy định: “Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Vận dụng quy định trên trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, một số trường hợp đã máy móc tuyên vô hiệu đối với giao dịch mà nếu nó được thực hiện thì sẽ mang lại lợi ích cho người chưa thành niên.

Theo ông Nguyễn Am Hiểu (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp), người không có năng lực hành vi vẫn có quyền giao dịch dân sự như một đứa trẻ có tài sản cả triệu đô nếu muốn tham gia đấu giá để mua một chiếc xe thì vẫn được, miễn là giao dịch đó phải thực hiện thông qua người đại diện, hoặc phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật… (thường là người giám hộ).

Vì vậy, nội dung này được dự kiến sửa đổi, bổ sung như sau: Người chưa đủ 6 tuổi không thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch mà phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc trong các trường hợp luật quy định. Việc xác lập, thực hiện giao dịch trong các trường hợp khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trong trường hợp người chưa thành niên xác lập, thực hiện một giao dịch không phù hợp với năng lực hành vi dân sự và gây bất lợi cho chính họ thì người đại diện theo pháp luật của người này có quyền hủy bỏ hoặc thay đổi nội dung giao dịch.

Qua đó, sẽ bảo đảm không máy móc tuyên vô hiệu đối với giao dịch đã đem lại lợi ích cho chính người chưa thành niên, đồng thời quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba đã xác lập giao dịch với người chưa thành niên được bảo vệ.

Giải pháp này cũng được quy định trong BLDS Nhật Bản. Cố vấn trưởng Dự án JICA, ông Nishioka chia sẻ: BLDS Nhật Bản cho phép trẻ vị thành niên tham gia kinh doanh, khi đó trẻ vị thành niên được phép thực hiện một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh sẽ có khả năng thực hiện quyền như một người thành niên tham gia kinh doanh trong cùng lĩnh vực.

Thục Quyên

Đọc thêm