Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP của vùng giai đoạn 2016-2018 đạt 6,72% trong khi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 9,08%. Vị thế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong nền kinh tế tuy vẫn đứng đầu nhưng bị sụt giảm, vai trò động lực và dẫn dắt suy yếu.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Thiên, là do thiếu kết nối vùng, các tuyến đường vành đai và tuyến cao tốc còn ít, triển khai chậm; ách tắc lưu thông tại các trung tâm tăng trưởng quốc gia và kết nối quốc tế, các nút giao thông TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Vẫn theo ông Thiên, giao thông là “điểm nghẽn” nghiêm trọng của vùng Đông Nam Bộ; nghẽn trên cả 3 tuyến la đường bộ, hàng không và đường biển.
Do đó, ông Thiên đề xuất, phát triển của TP Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là lợi ích chiến lược quốc gia; tập trung ưu tiên nguồn lực quốc gia và có cơ chế phát triển vượt trước cho Vùng Đông Nam Bộ để đầu tàu này trở thành đầu tàu hiện đại, vùng dẫn dắt mới phát huy đúng lợi thế và tiềm năng. Ông Thiên cho rằng, nên tránh tư duy xin-cho, thay đổi tư duy chiến lược và phương thức hành động.