Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.

Hiện nay, UBND Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong cải cách hành chính, được đánh giá là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thành phố Hà Nội, xác định quan điểm về cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể tham gia ra công cuộc cải cách hành chính; đem lại hiệu quả rất lớn cho cả cơ quan quản lý nhà nước, cho cả người dân, doanh nghiệp, và sẽ là công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu chiến lược trong các nhiệm kỳ của Đại hội đã đề ra.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, cái tiếp theo là đối với cải cách hành chính, thì chúng ta phải nói đến 6 trụ cột quan trọng mà TP Hà Nội cũng đã làm, như:

Điểm thứ nhất, cải cách thể chế, thì trong giai đoạn vừa rồi, TP Hà Nội thực hiện một lúc 3 nhiệm vụ rất quan trọng, đó là rà soát, đánh giá và báo cáo và trình Quốc hội để ban hành Luật Thủ đô sửa đổi; điểm thứ hai là triển khai xây dựng quy hoạch Thủ đô; điểm thứ ba là rà soát, điều chỉnh, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo đúng cái tinh thần Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và đã được TP Hà Nội triển khai rất nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả. Ba nội dung lớn này sẽ là tiền đề, công cụ, căn cứ quan trọng để TP Hà Nội triển khai trong giai đoạn trước mắt và đặc biệt giai đoạn 2021 - 2030.

Theo UBND TP Hà Nội, khi tổ chức thực hiện cải cách thì có nhiều điểm nghẽn, liên quan đến nhiều quy trình, thủ tục, đặc biệt là quy trình, thủ tục phối hợp liên thông, tức là liên quan đến nhiều ngành. Vì vậy, TP Hà Nội đã cho rà soát, đánh giá rất kỹ từng mục, báo cáo với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ TP và trình HĐND TP Nghị Quyết để triển khai rà soát đánh giá.

TP Hà Nội đã triển khai phân cấp và ủy quyền trên 600 thủ tục hành chính, đạt khoảng 39% các thủ tục hành chính.

Hiệu quả đem lại từ phân cấp, từ ủy quyền từ thành phố xuống quận huyện, từ quận huyện xuống xã, phường giúp giảm rất nhiều thời gian, công sức trong hệ thống, cho đến cả người dân và được người dân, người trong hệ thống của các cơ quan ghi nhận và đánh giá rất cao các giải pháp và cách làm.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, TP Hà Nội cũng chủ động triển khai rà soát lại toàn bộ chức năng, nhiệm vụ để xem có những khoảng trống nào chưa giao các Sở, ngành; chồng chéo nhau nữa thì phân định rõ để từ đó xác định được các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng Sở, ngành được làm rõ, giúp minh bạch cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính;

chế độ công vụ, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, kể cả thu nhập, thời gian vừa rồi thì Hà Nội cũng triển khai rất quyết liệt, thay đổi, đưa ra rất nhiều cơ chế từ tổ chức thi, đánh giá, tổ chức đào tạo, Hà Nội làm rất tốt đào tạo, đào tạo theo nhóm vị trí việc làm, đào tạo nhóm lãnh đạo, và đều mời các chuyên gia, và đặc biệt trong năm 2023 - 2024 thì chúng tôi đưa cán bộ đi các lớp đào tạo ở nước ngoài. Đấy cũng là một cái điểm mới.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải.

Cùng với đó, TP Hà Nội tổ chức xây dựng định mức đơn giá để đặt hàng cho các đơn vị giáo dục, và sau đó thì khi đặt hàng các đơn vị này được tự chủ, trao quyền tự chủ cho các trường. Như vậy, thu nhập của các trường cũng tăng lên.

Ngoài ra, TP Hà Nội cũng thực hiện khoán chi hành chính, các đơn vị hành chính ở trên địa bàn rà soát lại việc khoán chi, vừa là trao quyền, vừa là tiết kiệm được chi hành chính nói chung, lại trao quyền chủ động cho các đơn vị.

Về vấn đề chuyển đổi số, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, thực hiện Đề án 06, Hà Nội làm, được Chính phủ cũng đánh giá và ghi nhận về cách làm: Hà Nội hợp nhất 3 ban chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số và đề án 06 thành một ban chỉ đạo, do đồng chí Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng Ban chỉ đạo và trực tiếp chỉ đạo. Khi hợp nhất vào một ban chỉ đạo, thì thời gian công sức họp, cho đến sự đồng bộ thông suốt, mà chúng tôi gọi là “5 rõ, một xuyên suốt”, tức là cái tinh thần chỉ đạo, quan điểm chỉ đạo, nội dung, nhiệm vụ là xuyên suốt từ trên xuống dưới.

Bên cạnh đó, TP Hà Nội được tổ Đề án 06 của Chính phủ chọn làm thí điểm rất nhiều nội dung, trong đó có 2 nội dung rất nổi bật là sổ sức khỏe điện tử, cấp lý lịch tư pháp qua VNEID.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, đề án 06 của Chính phủ, các địa phương và đặc biệt là Hà Nội chúng tôi đánh giá rất cao, đem lại sự thay đổi rất lớn, hiệu quả trong điều hành, khi mà có hệ thống định danh của VNEID.

TP Hà Nội đã làm thành công về sổ sức khỏe điện tử và cấp lý lịch tư pháp qua VNEID. Trước đó, tại Hà Nội mỗi một ngày, từ 600 – 800 người phải xếp hàng ở Sở Tư pháp để thực hiện thủ tục khi cấp Lý lịch tư pháp.

Đến nay, thành phố Hà Nội đã thí điểm thành công và hiện nay toàn bộ lý lich tư pháp được cấp trên VNEID, tức là người dân ngồi ở nhà, nhập thông tin rồi chuyển thông tin, đề nghị cấp lý lịch tư pháp và sau đó Sở Tư pháp sau đó sẽ cấp bản điện tử cho người dân. Người dân không phải đi lại, giảm chi phí, thời gian đi lại, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí giấy tờ của cơ quan hành chính, đặc biệt là sở tư pháp.

Hiện nay, hồ sơ sức khỏe điện tử tại Hà Nội cũng đang triển khai nhân rộng và trông giữ xe không dùng tiền mặt, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, chúng tôi đặt ra là “Hai không, một có”, tức là không tiền mặt và khi thanh toán là không dừng xe ô tô, xe máy, khi thanh toán là như trên đường cao tốc, tức là trừ trực tiếp trên tài khoản giao thông, đó là hai không. Còn “một có” là có hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế. Tức là ngay lập tức cái hóa đơn điện tử của đơn vị trông giữ xe đấy được kết nối với cơ quan thuế. Rất minh bạch và người dân rất là đồng thuận.

Hiện nay, Hà Nội cũng đang triển khai iHanoi, tức là nền tảng công dân thủ đô số. Người dân có thể phản ảnh, kiến nghị những nội dung bất cập từ ô nhiễm môi trường, giao thông, vấn đề tại nơi mình sống, chỉ cần upload ảnh và video lên nền tảng này và ngay lập tức theo thời gian, kiến nghị của người dân được chuyển lên hệ thống và người đứng đầu chính quyền thành phố có thể nhìn thấy, sau đó tự động chuyển, phân nhiệm vụ đó đến đúng chức năng, nhiệm vụ của của Sở, quận, huyện, phường, xã, và các đơn vị căn cứ như thế để giao cho cán bộ, các lực lượng để triển khai, xử lý và sau đó upload hình ảnh báo cáo sau khi triển khai thực hiện lên iHanoi, đồng thời nhắn tin cho người dân biết việc này đã được triển khai xử lý xong.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, trong báo cáo chúng tôi có nêu là hài lòng, chấp nhận và chưa hài lòng để chấm điểm, sau này trong cải cách hành chính, chúng tôi lấy kết quả phản ánh của người dân để chúng tôi đánh giá kết quả cải cách hành chính của các đơn vị trên địa bàn, đấy là những điểm mang tính chất là điểm nhấn mà Hà Nội đang thực hiện.

Chiều ngày 24/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND thành phố, Đề án, quyết định của UBND thành phố về thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội. Được biết, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập trung tâm phục vụ hành chính công.

Đọc thêm