Hải Dương kết nối gần 150 điểm cầu xúc tiến trực tuyến tiêu thụ cà rốt

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 26/10, Sở Công thương tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và UBND huyện Cẩm Giàng tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ cà rốt và nông sản của Hải Dương với các Thương vụ Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài.
Hải Dương kết nối gần 150 điểm cầu xúc tiến trực tuyến tiêu thụ cà rốt.
Hải Dương kết nối gần 150 điểm cầu xúc tiến trực tuyến tiêu thụ cà rốt.

Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với gần 150 điểm cầu, trong đó có 36 điểm cầu quốc tế. Tại các điểm cầu trực tuyến có đại diện các Thương vụ Việt Nam tại một số nước như Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan…; đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại của 60 tỉnh, thành phố.

Ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phát biểu tại hội nghị
Ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Quân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhấn mạnh, cà rốt là 1 trong 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hải Dương được sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Năm 2008, cà rốt của Cẩm Giàng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

Cà rốt là 1 trong 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hải Dương.
Cà rốt là 1 trong 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hải Dương.

Hiện nay tỉnh duy trì khoảng 1.400 ha trồng cà rốt cho sản lượng trên 70.000 tấn/vụ, trong đó 100% diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

70% sản lượng cà rốt của Hải Dương được xuất khẩu sang thị trường các nước khu vực Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Malaysia, Singapore, Thái Lan…, 30% còn lại tiêu thụ trong nước.

Trên địa bàn Hải Dương hiện có khoảng 20 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chuyên thu mua cà rốt sơ chế và xuất khẩu. Mỗi đơn vị có thể chế biến, đóng gói khoảng 100 tấn cà rốt tươi/ngày.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mong muốn thông qua hội nghị này Hải Dương tiếp tục nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của Cục Xúc tiến thương mại, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài trong việc hỗ trợ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản của Hải Dương tại nước ngoài; kết nối các doanh nghiệp Hải Dương với doanh nghiệp nước ngoài, qua đó, góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu nông sản của Hải Dương trên thị trường trong nước và quốc tế, thúc đẩy liên kết, tiêu thụ và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thông qua một số điểm cầu trực tuyến, đại diện Thương vụ Việt Nam tại các nước cung cấp nhiều thông tin về thị trường, các tiêu chuẩn, điều kiện về sản phẩm hàng hóa… của nước sở tại.

Thông qua một số điểm cầu trực tuyến, đại diện Thương vụ Việt Nam tại các nước cung cấp nhiều thông tin về thị trường, các tiêu chuẩn, điều kiện về sản phẩm hàng hóa… của nước sở tại.

Thông qua một số điểm cầu trực tuyến, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Singapore, Australia, Nga..., đại diện một số doanh nghiệp các nước cung cấp nhiều thông tin về thị trường, thói quen tiêu dùng, các tiêu chuẩn, điều kiện về sản phẩm hàng hóa, các rào cản thương mại, kỹ thuật… của nước sở tại. Từ đó đưa ra các khuyến nghị cho cộng đồng doanh nghiệp để sản xuất, cung ứng sản phẩm nông sản chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu nhập khẩu của các nước này.

Hiện nay tỉnh Hải Dương duy trì khoảng 1.400 ha trồng cà rốt cho sản lượng trên 70.000 tấn/vụ.
Hiện nay tỉnh Hải Dương duy trì khoảng 1.400 ha trồng cà rốt cho sản lượng trên 70.000 tấn/vụ.

Cũng tại hội nghị, đại diện một số đơn vị, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu như: Công ty CP Ameii Việt Nam, Nông nghiệp hữu cơ Fusa, Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Chính (Cẩm Giàng)... mong muốn có nhiều thông tin đánh giá và nhận định những rủi ro từ các thị trường xuất khẩu để bảo đảm minh bạch, an toàn, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp; tháo gỡ rào cản kỹ thuật để doanh nghiệp thâm nhập các thị trường mới.

Có thêm nhiều cách thức tiếp cận để quảng bá nông sản của Việt Nam nói chung, Hải Dương nói riêng, tạo điều kiện hỗ trợ phù hợp để các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới; Quan tâm việc quảng bá, xây dựng khu du lịch trải nghiệm tại vùng trồng cà rốt nhằm nâng cao giá trị loại cây này...

Các đơn vị cũng trao đổi về một số khó khăn, hạn chế như: Sản lượng nông sản của tỉnh lớn, thời gian thu hoạch tập trung, trong khi hệ thống kho lạnh bảo quản còn ít, do đó, cần có sự nghiên cứu đưa ra phương thức thu hoạch và bảo quản cà rốt và nông sản nhằm giữ nguyên chất lượng; Diện tích cây trồng được sản xuất theo hợp đồng vẫn còn hạn chế so với quy mô sản xuất…

Tại hội nghị các doanh nghiệp đã tham gia ký kết thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu cà rốt và nông sản của Hải Dương.

Tại hội nghị các doanh nghiệp đã tham gia ký kết thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu cà rốt và nông sản của Hải Dương.

Cà rốt là sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương. Nông sản này được sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, trên vùng đất bãi phù sa ven sông Thái Bình và sông Kinh Thầy.

Cà rốt của tỉnh Hải Dương được tập trung chủ yếu tại một số huyện như Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh và Ninh Giang…, nhiều nhất là tại xã Đức Chính (Cẩm Giàng), đây được coi là thủ phủ cà rốt của tỉnh.

Cà rốt của tỉnh Hải Dương được bồi đắp và nuôi dưỡng từ phù sa của những con sông lớn, kết hợp với thời tiết khí hậu ôn hòa đã tạo nên chất lượng và hương vị riêng; với độ giòn và vị ngọt đặc trưng.

Diện tích gieo trồng cà rốt hàng năm của Hải Dương duy trì khoảng 1.400ha, sản lượng trên 70.000 tấn. Trong đó, 100% diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn (VietGap, GlobalGap) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo thời vụ gieo trồng, từ đầu tháng 9- đầu tháng 10, thời vụ thu hoạch tập trung từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.

Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, có vải thiều và cà rốt. Năm 2021 và 2022, UBND tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức 3 sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng như: Hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều năm 2021 và 2022; Lễ hội thu hoạch cà rốt năm 2022.

Các hoạt động xúc tiến thương mại này đã tạo hiệu ứng lớn cả trong nước và quốc tế; với sự kết nối, tham gia của gần 300 nhà nhập khẩu nước ngoài và quốc tế; với sự kết nối, tham gia của gần 300 nhà nhập khẩu nước 18 quốc gia và khu vực trên thế giới; qua đó góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu nông sản của Hải Dương nói chung, cà rốt, vải thiều nói riêng trên thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy liên kết, tiêu thụ và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đọc thêm