Hàng hiệu ’made in’… làng nghề

Quần áo thể thao ADIDAS, NIKE “made in” Cổ Nhuế; chăn ga gối đệm EVERON “made in” Thường Tín; bột ngọt Ajnomoto “made in” Đình Xuyên, Gia Lâm, La Phù..., năm hết tết đến,  các trung tâm hàng nhái cũng ra sức chạy đua “phục vụ” khách hàng.

Quần áo thể thao ADIDAS, NIKE “made in” Cổ Nhuế; chăn ga gối đệm EVERON “made in” Thường Tín; bột ngọt Ajnomoto “made in” Đình Xuyên, Gia Lâm, La Phù…, năm hết tết đến,  các trung tâm hàng nhái cũng ra sức chạy đua “phục vụ” khách hàng.

Hàng giả - “thượng vàng hạ cám”

Ông Nguyễn Hồng Bảo – Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết: tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp về quy mô, phạm vi, mức độ và phương thức hoạt động.

Quần áo thể thao ADIDAS, NIKE sản xuất tại Cổ Nhuế; chăn ga gối đệm EVERON sản xuất tại Thường Tín; bột ngọt Ajnomoto sản xuất tại Đình Xuyên, Gia Lâm và La Phù… - năm hết tết đến,  các trung tâm hàng nhái cũng ra sức chạy đua “phục vụ” khách hàng. 

Một số đối tượng khác, sử dụng phương thức “rảnh rang” - đánh Trung Quốc về Việt Nam, bóc mác ra hoặc dán đè lên bằng mác hàng hiệu các nước Đức, Mỹ, Nhật Bản….

Tinh vi hơn, các đối tượng còn sử dụng tem nhập khẩu giả với quy mô  và số lượng lớn. Qua một số vụ bị phát hiện, đã hé lộ có sự móc nối với cá nhân và tổ chức nước ngoài làm hàng giả, nhất là giả mạo xuất xứ đưa vào Việt Nam. Cũng theo QLTT Hà Nội, qua khảo sát 247 điểm kinh doanh thì đến 60% cơ sở vi phạm đều tái phạm.

Hàng hiệu ’made in’… làng nghề ảnh 1

Trực tiếp đấu tranh với hàng giả, ông Sơn cho rằng, vấn đề “nổi cộm” hiện nay trong công tác là việc phân cấp, phân quyền còn chồng chéo. Đơn cử, để xử lý vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ, các cơ quan như Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an…. phải cùng vào cuộc nhưng pháp luật hiện hành lại không nêu rõ quy chế phối hợp, rồi vấn đề về chuyển giao trách nhiệm giữa các cơ quan …. khiến không ít trường hợp đùn đẩy lẫn nhau, vụ việc bị kéo dài, chậm chễ trong việc xử lý.

Đặc biệt, việc giám định, cũng như chi phí cho giám định hàng nhái, hàng giả… từ lâu vẫn luôn là “nút thắt” đối với các cơ quan xử lý hàng giả song cho đến nay vẫn chưa được tháo gỡ.

Yêu cầu công an làm nghiêm

Trong khi vẫn chưa đẩy lùi được nạn hàng giả, đợt lũ lụt xảy ra tại Miền Trung vừa qua lại gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, chăn nuôi tại một số địa phương. Giá một số mặt hàng đã tăng cao gấp 10-15%. Lợi dụng vào tình hình này, một số đối tượng cũng “tát nước theo mưa”, đẩy giá lên cao. Để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng từ nay đến cuối năm 2010 và đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 23/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá, ổn định tình hình thị trường.

UBND Tp. Hà Nội đã yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các ngành, các Tổng công ty trên địa bàn Tp triển khai ngay các biện pháp vận động tuyên truyền các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh tăng lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường  để ổn định giá bán hàng hóa, dịch vụ; không để xảy ra hiện tượng lợi dụng sự biến động của thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý.

Bên cạnh đó, các cơ quan trên cũng phải kiểm soát  được yếu tố hình thành giá đối với các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của UBND TP, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, danh mục phải đăng ký kê khai giá để loại trừ các yếu tố hình thành giá không phù hợp.

Để xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá cả, UBND TP giao Giám đốc Công an TP chịu trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác ngăn chặn, triệt phá các ổ nhóm buôn lậu; buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng kém, mất phẩm chất; đầu cơ găm hàng, nâng giá kiếm lời bất chính; các hoạt động, sản xuất kinh doanh vi phạm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mai Hoa – Vân Thanh

Đọc thêm