Hàng nghìn tăng ni sinh, Phật tử tham gia đại lễ Vu lan báo hiếu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực hiện Thông bạch của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam, các chùa đã long trọng tổ chức chương trình đại lễ Vu lan báo hiếu Phật lịch 2567, dương lịch 2023 và lễ “Bông hồng cài áo” tri ân công đức sinh thành của cha mẹ…
Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Hòa thượng Thích Thanh Quyết tổ chức lễ Vu lan báo hiếu trang trọng hàng năm. (ảnh BTC)
Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Hòa thượng Thích Thanh Quyết tổ chức lễ Vu lan báo hiếu trang trọng hàng năm. (ảnh BTC)

Theo truyền thống Phật giáo nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, Lễ Vu lan báo hiếu - cầu siêu phả độ gia tiên là hoạt động tâm linh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghi lễ này thể hiện lòng hiếu kính hướng về tổ tiên, đó là tinh thần báo đáp “Tứ trọng ân” trong Phật giáo cũng như “Uống nước nhớ nguồn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc từ bao đời nay. Nhân dịp này, hàng nghìn tăng ni sinh, Phật tử tham gia đại lễ Vu lan báo hiếu đã tham gia đại lễ Vu lan báo hiếu.

Học viện Phật giáo Việt Nam (Hà Nội) đã long trọng tổ chức chương trình đại lễ Vu lan báo hiếu Phật lịch 2567, dương lịch 2023 và lễ “Bông hồng cài áo”. Chương trình nhằm tưởng nhớ các bậc tiền bối hữu công với Đạo với Đời, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân giữ gìn nền độc lập, tự do của Tổ quốc, tưởng nhớ cửu huyền thất tổ và tứ ân phụ mẫu đã quá vãn.

Hàng nghìn tăng ni sinh, Phật tử tham gia đại lễ Vu lan báo hiếu (ảnh BTC).

Hàng nghìn tăng ni sinh, Phật tử tham gia đại lễ Vu lan báo hiếu (ảnh BTC).

Tại chương trình, với sự tham gia của các tăng ni sinh hành giả an cư thuộc các khối lớp Học viện Phật giáo Việt Nam và hàng nghìn Phật tử đã cùng niệm Phật cầu gia hộ, phút nhập từ bi quan; dâng hoa cúng dàng; thực hiện nghi nhiễu đàn niệm Phật.

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Đạt, Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Đường chủ kiêm Giám luật Hạ trường Sóc Thiên Vương cũng thuyết giảng về ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu. "Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ, Lễ Vu lan ngày nay không đơn thuần là ngày lễ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng, mà còn là ngày lễ của tình yêu thương và tấm lòng hiếu hạnh. Trải qua hàng nghìn năm, Lễ Vu lan đã khắc sâu trong tâm trí của người Việt, với đạo lý uống nước nhớ nguồn, trở thành "ngày hội hiếu" của tín đồ Phật tử và nhiều người ngoại đạo", Hòa thượng Thích Thanh Đạt khẳng định.

Cũng tại chương trình, các tăng ni, Phật tử đã thực hiện nghi lễ “Bông hồng cài áo”. Hình ảnh hoa hồng không chỉ là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, mà nó còn biểu tượng cho tình yêu cao quý của những người con đối với cha mẹ...

Đại lễ Vu lan nghiêm trang (ảnh BTC).
Đại lễ Vu lan nghiêm trang (ảnh BTC).

Đại lễ Vu lan trang nghiêm/Cũng trong dịp này, hàng nghìn tăng ni, phật tử, người dân có mặt tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình) để cùng tụng kinh, niệm Phật, trang nghiêm thành kính nhớ về tiền nhân, cầu siêu độ vong linh, gia đình an phúc nhân dịp lễ Vu Lan báo hiếu 2023.

Vở diễn về sự tích Vu Lan khiến người xem xúc động (ảnh BTC).

Vở diễn về sự tích Vu Lan khiến người xem xúc động (ảnh BTC).

Mở đầu đại lễ là vở diễn về sự tích Vu Lan, bắt nguồn từ câu chuyện đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương để cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Sau này, để tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ tổ tiên, Phật giáo coi Vu Lan là ngày lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch. Nhiều người đã xúc động và bật khóc khi xem vở diễn.

Đại đức Thích Trí Thịnh (Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn - Lạc Hồng) cho biết, đại lễ Vu Lan, con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ. Những ngày này mọi người thường đến chốn chùa cầu nguyện cho tâm linh. Nhiều người ăn chay hướng về tổ tiên ông bà rồi làm việc thiện, phóng sinh… Ngoài việc thể hiện tấm lòng hiếu thảo thì mình phải sống sao cho thật hạnh phúc. Con người có cuộc sống tốt đời đẹp đạo thì bố mẹ sẽ an tâm an hưởng tuổi già.

Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ thả đèn hoa đăng cầu cho quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc (ảnh BTC).

Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ thả đèn hoa đăng cầu cho quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc (ảnh BTC).

"Bông hồng cài áo" chính là nghi thức mang tính chất tôn vinh cao nhất. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Đối với những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý, thân thương.

Nghi lễ bông hồng cài áo (ảnh BTC).

Nghi lễ bông hồng cài áo (ảnh BTC).

Còn đóa hồng màu trắng như một nỗi buồn, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ mùa Vu Lan. Chị Thu Lan, 25 tuổi (Hà Nội) đã khóc khi bị mất cả cha lẫn mẹ vì tai nạn giao thông. Chị buồn và tiếc nuối khi không còn có cơ hội báo hiếu cho cha mẹ mình. Chị Lan mong những người con còn cha, còn mẹ hãy biết trân quý hạnh phúc.

Sau nghi lễ bông hồng cài áo là nghi lễ thả đèn hoa đăng. Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ này là cầu cho quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc.