Một số lượng không nhỏ đồ uống không cồn, xi măng, bơ, sữa đang tồn kho... là số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Ông Phạm Đình Thuý, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết :
|
Thép, mặt hàng nằm trong "chuỗi" sản phẩm thừa vừa được công bố. |
Tôi hy vọng trong thời gian tới những DN SX các loại SP này phải đảm bảo chất lượng, nhà nước cũng cần quản lý chặt, yêu cầu tất cả các DN có SP nói chung, SP sữa nói riêng phải đăng ký chất lượng đầy đủ, phải cam kết có chất lượng SP như đăng ký, SP nào khi tung ra thị trường không đúng chất lượng như đã đăng ký ghi trên bao bì nhãn mác chắc chắn sẽ bị phặt rất nặng, thậm chí buộc phải đóng cửa…
Đồ uống cũng nằm trong “dây chuyền” tồn kho rất lớn, đến 663,8%. Con số này cảnh báo điều gì, thưa ông ?
Đây cũng là tồn tại của một số SP công nghiệp VN cần phải điều chỉnh. DN cần theo dõi chỉ số tồn kho, tiêu thụ và SX trên trang web của Tổng cục thống kê để nghiên ứu, đánh giá, qua đó có thể có chính sách điều chỉnh chính kế hoạch SX của mình cho phù hợp. Con số tồn kho này phản ánh hai mặt: Thứ nhất, chất lượng SP đối với mặt hàng này cũng đang có vấn đề, trong đó công tác kiểm định chất lượng chưa chuẩn, thứ hai là NTD VN ngày càng có nhu cầu khá cao, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao. Những SP không có thương hiệu, chất lượng không rõ ràng, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng thì NTD ngày càng xa rời.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra nghịch lý, trong khi sản xuất xi măng tồn kho lớn nhưng ngành này hiện đang được cấp phép thành lập mới quá nhiều, “đẻ” ngoài quy hoạch. Vì sao, thưa ông?
Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý trong việc cấp phép cho các dự án SX xi măng, nhất là các dự án SX xi măng cấp tỉnh. Hiện nay đang có sự phân cấp trong việc cấp phép đầu tư nói chung, đầu tư các dự án xi măng nói riêng… Nhìn tổng thể quốc gia, các tỉnh có thể không đánh giá hết được lượng tiêu thụ, tồn kho của VN nói chung, do vậy việc cấp phép chưa xem xét được hiệu quả SX xi măng trong nước.
Hơn nữa, các DN khi đầu tư chưa nghiên cứu kỹ thị trường, chưa có đầy đủ thông tin, do đó khi quyết định thành lập nhà máy xi măng chưa xem xét hết mối quan hệ hữu cơ giữa SX, tiêu thụ và tồn kho, đặc biệt khả năng SX xi măng của VN rất lớn… Đây là hạn chế của các DN hiện nay…
Ông bình luận gì về những con số hàng “tồn kho” vừa được công bố?
Như tôi nói ban đầu, chỉ số tồn kho cảnh báo 2 xu hướng: Thứ nhất, tiềm ẩn nhiều khó khăn và nhiều rủi ro cần được tháo gỡ, đó là các vấn đề về tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu khó khăn; Tuy nhiên, điều này cũng nói lên thực trạng nữa là khâu SX đang phát triển mạnh, dẫn tới tồn kho cao hơn. Đây là hiện tượng bình thường, các DN tăng cường SX để có thêm nhiều hàng hoá chuẩn bị cho chu kỳ sắp tới từ giờ đến cuối năm, dự báo nhu cầu tiêu dùng sẽ cao hơn. Bao giờ cũng vậy, DN cần có dự trữ để kip tung ra thị trường khi thị trường cần. Tôi cho rằng, lượng tồn kho hiện nay hơi cao, nhưng có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh hiện nay, nền kinh tế đang phát triển …
*Xin cám ơn ông!
Thanh Lan (thực hiện)