Trả lời:
Tại Điều 320 - Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội mê tín dị đoan như sau:
Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Mê tín, dị đoan theo quy định của luật được hiểu là tin vào một điều mà không có căn cứ, không có cơ sở khoa học và niềm tin này phải là mù quáng. Theo quy định hiện nay, hành nghề mê tín được thể hiện dưới một trong những hình thức sau: bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoạn khác. Trong đó đồng bóng được hiểu là cho thần thánh mượn thân thể để nhập vào.
Hiện nay theo quy định của pháp luật người nào đó phải hành nghề mê tín dị đoan mới phạm tội. Tức là phải lấy thu nhập từ hoạt động đồng bóng làm nguồn thu, nguồn sống chính. Cho nên những trường hợp khác dù có đồng bóng nhưng không lấy tiền, lấy tài sản khác thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chỉ có thể cấu thành tội này khi người hầu đồng, hầu bóng lợi dụng niềm tin của người khác để nói những điều không có cơ sở khoa học nhằm trục lợi.
Căn cứ vào quy định trên, nhận thấy: Nếu chị không lấy tiền, lấy tài sản khác từ việc hầu đồng, hầu bóng làm nguồn sống chính và không đưa, loan truyền những thông tin sai trái, không có cơ sở thì sẽ không phạm tội. Cho nên người hàng xóm tố cáo chị trước cơ quan công an tội hành nghề mê tín là chưa có cơ sở.
Mặt khác, vừa qua tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nên nếu khẳng định hầu đồng, hầu bóng là vi phạm pháp luật là không có cơ sở.