Hình ảnh Khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam sắp kết thúc sứ mệnh của mình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau hơn nửa thế kỷ góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đến nay, Khu Công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 - Khu Công nghiệp đầu tiên của Việt Nam nằm tại tỉnh Đồng Nai sắp kết thúc sứ mệnh của mình.

Sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, KCN Biên Hòa 1 đã hoàn thành sứ mệnh tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp. Từ đây, nơi này khoác lên mình tấm áo mới là một khu đô thị mới hiện đại, năng động, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của tỉnh Đồng Nai.

Tháng 6 năm 1961, Bộ Kinh tế của Chính quyền Sài Gòn thành lập Ủy ban nghiên cứu thuộc Trung tâm khuếch trương kỹ nghệ (gọi tắt là Sonadezi) chủ trương xây dựng một KCN ở Biên Hòa. Đến tháng 5/1963, KCN Biên Hòa 1 ra đời với tên gọi là Khu kỹ nghệ Biên Hòa có diện tích 370ha thuộc xã Tam Hiệp, xã Long Bình của TP Biên Hòa.

Tháng 6 năm 1961, Bộ Kinh tế của Chính quyền Sài Gòn thành lập Ủy ban nghiên cứu thuộc Trung tâm khuếch trương kỹ nghệ (gọi tắt là Sonadezi) chủ trương xây dựng một KCN ở Biên Hòa. Đến tháng 5/1963, KCN Biên Hòa 1 ra đời với tên gọi là Khu kỹ nghệ Biên Hòa có diện tích 370ha thuộc xã Tam Hiệp, xã Long Bình của TP Biên Hòa.

Đây là địa điểm lý tưởng vì nằm trên các trục giao thông đường sắt (đường xe lửa Bắc – Nam), đường thủy (sông Đồng Nai), đường bộ huyết mạch nối Sài Gòn với Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên. Từ khi thành lập đến năm 1975, tại đây đã có 94 nhà máy, xí nghiệp các loại thu hút hàng ngàn công nhân. Sản phẩm chủ yếu là hóa chất, giấy, vật liệu xây dựng, luyện kim, chế tạo máy móc, dây cáp điện, hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.

Đây là địa điểm lý tưởng vì nằm trên các trục giao thông đường sắt (đường xe lửa Bắc – Nam), đường thủy (sông Đồng Nai), đường bộ huyết mạch nối Sài Gòn với Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên. Từ khi thành lập đến năm 1975, tại đây đã có 94 nhà máy, xí nghiệp các loại thu hút hàng ngàn công nhân. Sản phẩm chủ yếu là hóa chất, giấy, vật liệu xây dựng, luyện kim, chế tạo máy móc, dây cáp điện, hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.

Sau giải phóng miền nam (30/4/1975), Khu kỹ nghệ Biên Hòa được đổi tên thành KCN Biên Hòa 1 cho đến tận ngày nay. Quá trình hình thành và phát triển của KCN này đã định hình cho việc phát triển công nghiệp của Đồng Nai nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung, nhất là sau thời kỳ kinh tế mở cửa.

Sau giải phóng miền nam (30/4/1975), Khu kỹ nghệ Biên Hòa được đổi tên thành KCN Biên Hòa 1 cho đến tận ngày nay. Quá trình hình thành và phát triển của KCN này đã định hình cho việc phát triển công nghiệp của Đồng Nai nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung, nhất là sau thời kỳ kinh tế mở cửa.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như: Ắc quy Đồng Nai, Vinacafe… cũng được hình thành và phát triển ở KCN lâu đời bậc nhất Việt Nam này. Đến năm 1990, Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (tiếp tục lấy tên Sonadezi) chính thức được thành lập theo quyết định số 1713/QĐ-UBT của UBND tỉnh Đồng Nai. Từ đó về sau, KCN Biên Hòa 1 có bước nhảy vọt kể cả quy mô lẫn phạm vi kinh doanh.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như: Ắc quy Đồng Nai, Vinacafe… cũng được hình thành và phát triển ở KCN lâu đời bậc nhất Việt Nam này. Đến năm 1990, Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (tiếp tục lấy tên Sonadezi) chính thức được thành lập theo quyết định số 1713/QĐ-UBT của UBND tỉnh Đồng Nai. Từ đó về sau, KCN Biên Hòa 1 có bước nhảy vọt kể cả quy mô lẫn phạm vi kinh doanh.

Giai đoạn cao điểm, KCN Biên Hòa 1 có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động, trong đó có hơn 20 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn khoảng 200 hộ dân sinh sống trong khu vực thực hiện dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1.

Giai đoạn cao điểm, KCN Biên Hòa 1 có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động, trong đó có hơn 20 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn khoảng 200 hộ dân sinh sống trong khu vực thực hiện dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1.

Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam. Tuy nhiên, do vướng mắc về các chính sách và thiếu kinh phí thực hiện nên dự án kéo dài đến nay đã hơn 15 năm.

Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam. Tuy nhiên, do vướng mắc về các chính sách và thiếu kinh phí thực hiện nên dự án kéo dài đến nay đã hơn 15 năm.

Tại đây, Trụ sở của Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII dự án Trung tâm chỉ huy Công an tỉnh Đồng Nai đã và đang hoàn thành.

Tại đây, Trụ sở của Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII dự án Trung tâm chỉ huy Công an tỉnh Đồng Nai đã và đang hoàn thành.

Việc di dời các doanh nghiệp tại KCN Biên Hòa 1 được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: hoàn thành trước tháng 12, bao gồm doanh nghiệp nằm trong phần diện tích khu 1 (hơn 75 ha) ở phía Nam KCN, tiếp giáp cầu An Hảo, xa lộ Hà Nội và khu trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2 gồm các doanh nghiệp nằm trong phần diện tích còn lại sẽ hoàn thành di dời trước tháng 12/2025.

Việc di dời các doanh nghiệp tại KCN Biên Hòa 1 được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: hoàn thành trước tháng 12, bao gồm doanh nghiệp nằm trong phần diện tích khu 1 (hơn 75 ha) ở phía Nam KCN, tiếp giáp cầu An Hảo, xa lộ Hà Nội và khu trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2 gồm các doanh nghiệp nằm trong phần diện tích còn lại sẽ hoàn thành di dời trước tháng 12/2025.

Đọc thêm