Hóa đơn tự in: khó cho doanh nghiệp nhỏ?

(HĐ) bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là từ ngày 01/01/2011 trở đi, các cơ sở là doanh nghiệp (DN) sẽ sử dụng HĐ tự in hoặc HĐ tự đặt in hoặc HĐ điện tử. Cơ quan thuế (CQT) sẽ không bán HĐ cho các cơ sở KD này nữa. Đây được xem là một cải cách quan trọng nhằm tạo thuận lợi hơn cho DN. 

 (HĐ) bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là từ ngày 01/01/2011 trở đi, các cơ sở là doanh nghiệp (DN) sẽ sử dụng HĐ tự in hoặc HĐ tự đặt in hoặc HĐ điện tử. Cơ quan thuế (CQT) sẽ không bán HĐ cho các cơ sở KD này nữa. Đây được xem là một cải cách quan trọng nhằm tạo thuận lợi hơn cho DN.  Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) và Tổng cục thuế vừa tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư (TT) hướng dẫn Nghị định (NĐ) này…

Quá thoáng?

 Theo bà Nguyễn Thị Mai - cty luật TNHH VLC, NĐ89/2002/NĐ-CP quy định việc phát hành HĐ quá chặt chẽ, thì đến NĐ51 lại quá thoáng. Nếu  theo quy định tại Điều 22 của NĐ51 thì bất cứ DN nào có đủ điều kiện quy định tại điều này đều được in HĐ. Nhà nước không có biện pháp quản lý số HĐ được in thì sẽ dẫn đến tình trạng các DN in HĐ trốn thuế. Ví dụ DN A đặt in 10.000 cuốn HĐ, để trốn thuế các bên sẽ thoả thuận ghi 5.000 cuốn. Luật gia Vũ Xuân Tiền, Ủy viên BCH Hội Luật gia Hà Nội, Chủ tịch HĐTV cty tư vấn VFAM VN lại cho rằng việc giao quyền và trách nhiệm cho các DN, cơ sở KD trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng HĐ phục vụ KD là xu hướng hoàn toàn đúng.

images1811669_hoadondien.jpg

Tuy nhiên, "vạn sự khởi đầu nan" - chuyển từ việc quản lý rất chặt chẽ của CQT sang việc các DN tự quyết định trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng HĐ, trong điều kiện sự minh bạch trong quản lý kinh tế, xã hội chưa thật được tôn trọng, lượng tiền mặt sử dụng trong lưu thông còn quá lớn... cũng đặt ra không ít những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết, với một lộ trình hợp lý cả với CQT và các DN, cơ sở KD. Ông Tiền cũng cho rằng bản dự thảo này đã có sự lột xác so với Dự thảo cũ tuy nhiên vẫn có chỗ nhắc lại NĐ không cần thiết.  “Đề nghị tập trung để làm rõ về điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và trách nhiệm của DN, cơ sở KD trong ba trường hợp:   Tự in HĐ;  Đặt in HĐ; Mua HĐ do CQT đặt in và bán cho DN, cơ sở KD như hiện nay. Những nội dung nêu trên đã được đề cập tại Dự thảo TT. Song, nội dung tản mạn, khó nhận biết chính xác…”- Ông Tiền đề nghị.

Khó cho doanh nghiệp nhỏ!

 Nhiều ý kiến cho rằng,  NĐ 51 ban hành ngày 14/5/2010 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011, song cho đến nay, ngày 18/8, TT hướng dẫn vẫn chưa được ban hành là quá chậm. “Thời gian còn lại là quá ngắn, cộng đồng DN, các cơ sở in HĐ chắc chắn sẽ trở tay không kịp"…- ông Tiền lo ngại.

 “Cuối tháng 8/2010 Bộ Tài chính sẽ ban hành TT hướng dẫn NĐ51, ngày 01/01/2011 NĐ sẽ được thi hành. Vậy khi văn bản đã được thi hành thì đối với DNNVV có nhu cầu không lớn về HĐ nếu có nhu cầu in khoảng 10 đến 20 cuốn thì nhà in có nhận in không? Thực tế cho thấy các công ty, văn phòng luật nhu cầu về HĐ không nhiều, không nhất thiết phải in hàng trăm cuốn HĐ một lúc. Cty không có bộ phận chuyên về vi tính việc thực hiện cài đặt, in ấn HĐ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, các DNNVV nhu cầu về HĐ ít, nhưng nay lại phải cộng thêm một khoản tiền để thuê thiết kế mẫu và in HĐ vậy Chính phủ và Bộ tài chính đã lường trước được vấn đề là giá thành sản phẩm của các DN này sẽ tăng lên không và đã nghĩ ra các biện pháp khắc phục tình trạng tăng giá chưa?”- Đại diện Cty Luật VLC lên tiếng.

Quản thế nào?

Không phải không có lý do để băn khoăn khi việc in HĐ được “thả” cho DN. “Trước đây khi Bộ Tài chính phát hành HĐ, hiện tượng mua bán HĐ khống, trốn thuế vẫn xảy ra Nhà nước không quản lý được. Vậy, khi soạn thảo NĐ51 trình Chính phủ Bộ tài chính đã nghĩ tới cách quản lý việc thu thuế như thế nào chưa? Nếu cho phép in HĐ điện tử sẽ xảy ra tình trạng HĐ giả rất nhiều và cuối cùng thì DN đó sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy, có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này?” Một DN chất vấn.

Luật gia Vũ Xuân Tiền cũng cho rằng với quy định như Dự thảo TT là, không có cơ sở nào để đảm bảo rằng, các hành vi sử dụng HĐ bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp HĐ sẽ không xẩy ra khi các đơn vị không phải là DN mua HĐ của CQT.

TS Nguyễn Văn Tuyến, ĐH Luật Hà Nội đề nghị thiết kế thêm một điều luật quy định về các hành vi bị cấm trong quá trình in, phát hành, sử dụng HĐ để làm căn cứ cho việc xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về HĐ.

Hiệu lực?

NĐ51 có hiệu lực từ 1/11/2011, nhưng để có HĐ sử dựng từ thời điểm đó, các DN phải in HĐ từ bây giờ, vậy từ nay đến đó việc in HĐ sẽ theo quy định của NĐ 51 hay các văn bản khác hiện đang có hiệu lực? Theo bà Đặng Thị Bình An, Nguyên phó Tổng cục trưởng - Tổng Cục hải quan, hiệu lực thi hành cần hướng dẫn rõ câu: “Đối với các DN trước ngày 01/01/2011 đã thực hiện đặt in HĐ nếu có nhu cầu sử dụng thì được đăng ký với CQT tiếp tục sử dụn” (cần phải quy định mẫu đăng ký và nối rõ sau khi đã đăng ký thì có hoặc không phải làm thủ tục thông báo phát hành HĐ). Bà An cũng đề nghị TT cần ghi rõ: “Để DN có HĐ sử dụng ngay từ ngày 1/1/2011 DN sẽ phải đặt in vào năm 2010”.

THANH THANH

Đọc thêm