Hòa giải cơ sở giải quyết hàng trăm ngàn vụ, việc tranh chấp

(PLVN) - Ngày 22/8, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU), Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “Góp ý Bộ công cụ khảo sát, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở”.
ảnh minh họa
ảnh minh họa

Tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá dự thảo Bộ công cụ khảo sát được thiết kế công phu, khoa học. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị để đánh giá chính xác thực trạng công tác hòa giải ở cơ sở thì cơ quan chủ trì cần cân nhắc việc thiết kế các mẫu phiếu cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể và thực tế triển khai hoạt động hòa giải tại cơ sở… 

Theo ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), ở Việt Nam, công tác hòa giải ở cơ sở đã kịp thời hòa giải những tranh chấp, bất đồng, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Kể từ khi Luật Hòa giải cơ sở được ban hành năm 2013, tính đến nay cả nước có hơn 100.000 tổ hòa giải được thành lập, với hơn 650.000 hòa giải viên. Gần 800.000 vụ, việc tranh chấp đã được giải quyết bằng hòa giải ở cơ sở kể từ năm 2014 đến năm 2018. Tuy nhiên, thực trạng hoà giải ở cơ sở tại Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức như nâng cao năng lực cho hòa giải viên ở cơ sở. 

Đọc thêm