Văn hóa & Pháp luật

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để thu hút thiếu nhi đến với văn hóa đọc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Những năm qua, môi trường đọc cho thiếu nhi ở nhiều địa phương còn thiếu, chưa thực sự phù hợp và thuận lợi trong tiếp cận thông tin; tỷ lệ thiếu nhi đọc sách thường xuyên chưa cao và bền vững...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.

Theo Chỉ thị, những năm qua, môi trường đọc cho thiếu nhi ở nhiều địa phương còn thiếu, chưa thực sự phù hợp và thuận lợi trong tiếp cận thông tin; tỷ lệ thiếu nhi đọc sách thường xuyên chưa cao và bền vững, hoạt động khuyến đọc nhiều nơi còn mang tính phong trào; chưa thực sự chú trọng việc hình thành thói quen, xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; có sự chênh lệch về điều kiện tiếp cận thông tin và các tiện ích, dịch vụ, sản phẩm thông tin thư viện giữa thành thị và nông thôn, miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Nguyên nhân chủ yếu là do các cấp, các ngành chưa quan tâm, đầu tư đúng mức, nhất là trong việc bố trí đủ quỹ đất, nhân lực, tài nguyên thông tin và các điều kiện cần thiết khác để thư viện triển khai hiệu quả các hoạt động phục vụ thiếu nhi…

Để kịp thời khắc phục những hạn chế nêu trên, hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc, đặc biệt là việc phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ VHTTDL tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn; chủ trì hoặc phối hợp triển khai các văn bản liên quan đến phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng thiếu nhi.

Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động, phong trào đọc chủ động, thường xuyên, cũng như hình thành xu hướng đọc trong thiếu nhi, trọng tâm là nâng cao kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin.

Chương trình “Phố sách tháng 10” với chủ đề “Ngôn ngữ và nguồn cội” được tổ chức tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với nhiều hoạt động khuyến đọc hấp dẫn.

Chương trình “Phố sách tháng 10” với chủ đề “Ngôn ngữ và nguồn cội” được tổ chức tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với nhiều hoạt động khuyến đọc hấp dẫn.

Tháng 9/2022, sản phẩm của Dự án Thư viện số miễn phí cho trẻ em Việt Nam bao gồm hơn 3.000 sách ở các ngôn ngữ/ định dạng, 40 video ngôn ngữ kí hiệu và 50 sách thực tế tăng cường đã được ra mắt.

Người đọc có thể truy cập vào trang web Thư viện số quốc tế toàn cầu (Global Digital Library) hoặc tải ứng dụng đọc sách về để trải nghiệm. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có một nguồn thư viện miễn phí, chất lượng cao dành cho tất cả các bạn nhỏ, đặc biệt là các em nhỏ dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật.

Dự án do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF Việt Nam đã hợp tác với Thư viện số Toàn cầu (Global Digital Library) và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (VNIES) thực hiện. Dự án mang đến hàng nghìn sản phẩm sách chất lượng cao ở các ngôn ngữ và định dạng cho tất cả trẻ em Việt Nam.