Hội nghị chủ nợ thành buổi hòa giải

Sau khi Báo PLVN online có bài phản ánh, đúng lịch, TAND tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội nghị chủ nợ liên quan đến việc xin được phá sản của Công ty Thương mại và dịch vụ Đức Thuận (Cty Đức Thuận); Nhưng TAND tỉnh Kon Tum đã “hủy bỏ” Hội nghị này thành buổi lắng nghe ý kiến, đề nghị của các bên.

Sau khi Báo PLVN online có bài phản ánh, đúng lịch, TAND tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội nghị chủ nợ liên quan đến việc xin được phá sản của Công ty Thương mại và dịch vụ Đức Thuận (Cty Đức Thuận); Nhưng TAND tỉnh Kon Tum đã “hủy bỏ” Hội nghị này thành buổi lắng nghe ý kiến, đề nghị của các bên.

Hội nghị chủ nợ thành buổi hòa giải

Ngày 5/7/2010, TAND tỉnh Kon Tum tiến hành làm việc với các chủ nợ của Cty Đức Thuận về việc xin được phá sản của Cty này. Trước phản ứng gay gắt của các bị hại và nội dung phân tích của Báo PLVN online, TAND tỉnh Kon Tum đã “hủy bỏ” Hội nghị chủ nợ, chuyển thành buổi lắng nghe ý kiến, đề nghị của các bên.

Trước đó, PLVN online đã thông tin, trong khi CQĐT đang tiến hành xác minh làm rõ hành vi chiếm dụng gần 100 tỷ của Cty Đức Thuận đối với hàng loạt doanh nghiệp ở Nghệ An. Các bị hại đang gửi đơn đến TAND tỉnh Kon Tum đề nghị tạm hoãn ra QĐ phá sản cho doanh nghiệp này,  nhưng TAND tỉnh Kon Tum vẫn ra QĐ mở thủ tục phá sản, triệu tập các bị hại trong vụ việc để tiến hành Hội nghị chủ nợ. Tháng 3/2010, VKSNDTC có công văn yêu cầu VKSND tỉnh Kon Tum cho kiểm tra, giải quyết và báo cáo kết quả về VKSNDTC, nhưng yêu cầu này đã không được thực hiện.

n
Bài báo đăng tải sự vụ

Đề nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra

Tại buổi làm việc ngày 5/7/2010, đại diện Cty Hoàng Long, một trong những bị hại bức xúc: Đến tháng 4/2008 Cty Đức Thuận ký cam kết trả nợ cho chúng tôi nhưng đến giờ vẫn không trả. “Cty Đức Thuận kê số công nợ của các con nợ tôi thấy dấu hiệu này cần điều tra làm rõ. Phía chúng tôi đề nghị chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để làm rõ và không tiến hành mở thủ tục phá sản với Cty Đức Thuận”- đại diện Cty này nhấn mạnh.

Một chủ nợ khác - Cty CPXNK Nghệ An tái khẳng định: Không đồng ý phương án phá sản và phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Cty Đức Thuận, mà đề nghị chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra và VKSND cùng cấp để làm rõ vụ việc, nhằm bảo vệ quyền lợi của bị hại.

Đại diện Cty CP dầu khí Phương Đông, là bị hại có số vốn bị chiếm dụng lớn nhất hé lộ: Hiện Cty Đức Thuận còn nợ chúng tôi trên 47 tỷ đồng - Số nợ đó là tài sản của Nhà nước, vì Tập đoàn dầu khí Quốc Gia chiếm 60,39% vốn  điều lệ của Cty Phương Đông. Tòa án cần trả lại đơn cho Cty Đức Thuận vì có căn cứ cho thấy việc nộp đơn xin phá sản có dấu hiệu gian dối. “Tại sao văn bản của C15 Bộ Công an gửi TAND Kon Tum có ghi rõ ông Trần Văn Sinh (người môi giới cho các doanh nghiệp làm ăn với Cty Đức Thuận- pv) đang bị một số tổ chức và cá nhân tố cáo hành vi cấu kết cùng bà Ngô Thị Lan lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng TAND Kon Tum vẫn chấp nhận đưa ông Sinh vào thành phần của Tổ quản lý thanh lý tài sản?”- Đại diện Cty này bức xúc.

Ông Mai Xuân Thành, Chánh toà Kinh tế - TAND tỉnh KonTum cho biết: Trong thời gian thụ lý việc phá sản, Toà án đã gửi hồ sơ theo yêu cầu của Cục cảnh sát Kinh tế, Bộ Công an. Theo Điểm 3, Điều 8, Luật Phá sản, nếu có dấu hiệu hình sự thì việc phá sản vẫn tiến hành bình thường. Tuy nhiên, thẩm phán tiếp tục nghiên cứu xem xét có dấu hiệu về tội: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các nhóm tội về thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hay cố ý làm trái các quy định của nhà nước hay không?. Thẩm phán chấp nhận ý kiến của các chủ nợ thay đổi thành phần tổ quản lý thanh lý tài sản là ông Trần Văn Sinh, mà thay vào đó là đại diện của Cty Phương Đông cho đúng với quy định của pháp luật.  

Phi Hùng

Đọc thêm