Theo Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, 10 tháng đầu năm 2024, các KCN đã thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 600 triệu USD quy đổi, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến nay, đã có trên 730 dự án đang hoạt động vốn đăng ký trên 9,1 tỷ USD quy đổi, trong đó: 310 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vốn đăng ký trên 7,2 tỷ USD (05 dự án FDI hạ tầng KCN vốn đăng ký 424 triệu USD); trên 420 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký gần 45.000 tỷ đồng (10 dự án trong nước kinh doanh hạ tầng KCN vốn đăng ký 18.530 tỷ đồng).
Một trong những doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất ổn định, bền vững điển hình tại khu công nghiệp Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh (TP. Hà Nội) là Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long, có địa chỉ tại lô J1-J2 là doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% Nhật Bản hoạt động về lĩnh vực thiết kế, sản xuất, chế tạo và gia công các loại bản mạch in điện tử (PCB). Dự kiến doanh thu xuất khẩu năm 2024 đạt 38,842,582 USD.
Ông Fujii Makoto – Giám đốc nhà máy Meiko Thăng Long cho biết, Meiko Thăng Long đã thành lập được hơn 10 năm, trong suốt khoảng thời gian đó chúng tôi đã nhận được rất nhiều sợ giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam, cũng như các cơ quan chức năng của Hà Nội. Tôi xin được chân thành bày tỏ sự cảm ơn về điều đó”.
Về vấn đề đầu tư và hoạt động sản xuất tại Việt Nam, ông Fujii Makoto – Giám đốc nhà máy Meiko Thăng Long cho biết, chúng tôi luôn tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường, thuế, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy… luôn thực hiện nghiêm chỉnh; kịp thời báo cáo cho các cơ quan chức năng, định kỳ đón tiếp các đoàn thanh kiểm tra trong các lĩnh vực.
|
Phó Trưởng ban Nguyễn Hoài Nam |
Phó trưởng Ban các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Nguyễn Hoài Nam cho biết, Ban đang quản lý 14 khu công nghiệp, trong đó có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích sử dụng đất là 1.348ha; 03 khu công nghiệp vừa được Thủ tướng Chính phủ Quyết định chủ trương đầu tư năm 2024, khu công nghiệp Đông Anh diện tích 299,4 ha và khu công nghiệp Phụng Hiệp diện tích 174,88 ha, khu công nghiệp sạch Sóc Sơn diện tích 302,8ha đã được thành lập theo Quyết định chủ trương đầu tư số 539/QĐ-TTg ngày 03/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng; 01 khu công nghiệp sinh học Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1054/QĐ-TTg ngày 29/09/2024.
Theo Phó trưởng ban các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Nguyễn Hoài Nam, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp tại các khu công nghiệp đang hoạt động đến nay đã đạt gần 100%, các khu công nghiệp mới có quỹ đất sạch hiện đang ở giai đoạn triển khai dự án hạ tầng, chưa sẵn sàng thu hút đầu tư các dự án thứ phát"."Ban Quản lý đã triển khai thực hiện công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, hoạt động sản xuất kinh doanh. Thường xuyên phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã có KCN, công an Thành phố Hà Nội để thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện pháp luật: lao động, thương mại, đầu tư, xây dựng, môi trường, PCCC", Phó trưởng ban các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Nguyễn Hoài Nam cho biết thêm.