Huyện Cái Bè - viên ngọc quyến rũ của tỉnh Tiền Giang

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ẩn mình giữa trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, huyện Cái Bè là một viên ngọc quyến rũ của tỉnh Tiền Giang. Nổi tiếng với danh lam thắng cảnh, văn hóa sôi động và cuộc sống sông nước nhộn nhịp, nơi này đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế tìm đến để tham quan, trải nghiệm.
Huyện Cái Bè - viên ngọc quyến rũ của tỉnh Tiền Giang

Huyện Cái Bè có vị trí địa lý chiến lược, tiếp giáp với sông Tiền, một trong những nhánh chính của dòng sông Cửu Long hùng vĩ. Vị trí thuận lợi này không chỉ cung cấp cho huyện nguồn đất phù sa màu mỡ để phát triển nông nghiệp mà còn mang đến những cảnh quan sông nước ngoạn mục mà du khách có thể khám phá bằng thuyền.

Một trong những điểm nổi bật của huyện Cái Bè là mạng lưới kênh rạch chằng chịt chạy khắp vùng. Du khách có cơ hội tham gia một chuyến tham quan bằng thuyền, uốn khúc qua những hàng cây xanh tươi tốt và quan sát những vườn cây ăn trái đẹp như tranh vẽ đầy những cây xoài, bưởi và chôm chôm. Khu vực này nổi tiếng về sản xuất trái cây, và cảnh tượng những vườn cây ăn trái phong phú trải dài ngút tầm mắt thực sự mê hoặc.

Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đang từng ngày phát triển.

Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đang từng ngày phát triển.

Huyện Cái Bè có một khu vực được gọi là Xẻo Mây, đây là vùng đất cặp nhánh phụ sông Tiền thuộc huyện Cái Bè, kéo dài từ làng đan mây tre (tên địa danh thời xưa) đến cửa sông Cái Bè (Kênh 28). Qua quá trình chuyển đổi của dòng sông, khu vực này đã dần được phù sa bồi lắng, hình thành một dãy đất bãi bồi kéo dài từ cửa sông Trà Lọt (xã Hòa Khánh) đến giáp ranh thị trấn Cái Bè với diện tích 29ha (hiện nay là cồn Hòa Khánh). Riêng phần đất bãi bồi tiếp giáp giữa cồn Hòa Khánh và sông Cái Bè có chiều dài cặp sông khoảng 1km đã được huyện quy hoạch một phần (chiều dài 650m tương đương khoảng 6,5ha) để xây dựng công viên trái cây.

Xung quanh khu vực có các di tích cổ như nhà cổ, làng nghề (bánh phồng, cốm kẹo), khu chợ nổi Cái Bè và rất nhiều vườn cây ăn trái, tạo nên sức hút cao về du lịch sinh thái kết hợp tham quan nhà cổ, làng nghề truyền thống. Để tận dụng vị trí thuận lợi của khu vực bãi bồi này phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, UBND tỉnh đã thống nhất chọn khu vực này để đầu tư phát triển du lịch kết hợp với vườn cây ăn trái đặc sản của huyện Cái Bè cũng như cả tỉnh Tiền Giang.

Khu vực thực hiện dự án Công viên trái cây.

Khu vực thực hiện dự án Công viên trái cây.

Theo đó, Công viên trái cây được duyệt ngoài diện tích bãi bồi 6,5ha, Nhà nước sẽ thu hồi thêm diện tích tiếp giáp của các hộ dân khoảng 3,5ha nhân dân đã đồng tình ủng hộ (tổng số hộ dân bị ảnh hưởng 55 hộ và 01 cây xăng) nhưng đến nay UBND huyện Cái Bè vẫn chưa bồi thường tiền cho các hộ dân trên.

Đây là dự án được thuận lòng dân, nên người dân rất mong các ban ngành huyện, tỉnh sớm triển khai các bước tiếp theo để dự án sớm được hoàn thành. Đặc biệt là nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng, để nhân dân có kinh phí di dời nơi khác, nhằm sớm đưa dự án vào hoạt động, đáp ứng mục tiêu phục vụ du lịch cho địa phương kể cả khách du lịch ngoài tỉnh đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.

Đọc thêm