Lần này chúng tôi vào khám phá núi Mèo Cào, giữa lúc cơn bão đang chuẩn bị đổ bộ vào miền Bắc, nắng mưa xen kẽ, không khí trước bão oi nồng khiến ai nấy đều khó chịu với kiểu thời tiết ấy.
Bức tranh “lạ” hiện nay đã được đưa vào danh mục bức tranh đá tự nhiên độc đáo lớn nhất Việt Nam trên núi đá. |
Địa hình đầm Vân Long khá đặc biệt, nước ở đây không sâu mà chỉ tầm từ 1 – 1,5m. Có những khu cỏ lau mọc um tùm chỉ vừa một chiếc thuyền tre đi qua, nhưng có những chỗ lại xuất hiện khoảng nước rộng mênh mông.
Từ bến thuyền, phải mất gần 2giờ đồng hồ bơi thuyền len lỏi giữa lau, lác núi đá người ta mới được mắt chứng kiến bức họa “hình ma, chữ quỷ”.
Bức tranh “lạ” hiện nay đã được đưa vào danh mục bức tranh đá tự nhiên độc đáo lớn nhất Việt Nam trên núi đá.
Trên thực tế, bức họa “ hình ma, chữ quỷ” ấy đã được người dân ở quanh vùng khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, Ninh Bình biết đến từ lâu. Họ truyền nhau câu chuyện về một bức tranh cổ bí ẩn in hình “lạ” trên núi đá Mèo Cào với nhiều lý giải khác nhau.
Theo các nhà khoa học sau khi tới tìm hiểu thì đây chính là nhai bích họa. |
Núi Mèo Cào có vách dựng đứng, từ trên đỉnh núi xuống tận dưới chân có những vết xước trên đá như những vết cào của mèo. Chính vì có hình dáng đặc biệt như vậy cho nên người dân ở đây từ thời cổ xưa đã gọi dãy núi đó là núi Mèo Cào. Núi có diện tích rộng lớn với độ cao khoảng 150- 200m nằm độc lập như một hòn đảo với diện tích ngập nước bao quanh.
Theo các nhà khoa học sau khi tới tìm hiểu thì đây chính là nhai bích họa. Chất liệu để vẽ bích họa là thổ hoàng, một loại khoáng chứa ôxít sắt. Thổ hoàng được nghiền thành bột, trộn với một số loại nhựa cây đặc biệt rồi dùng để vẽ.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), người xưa bắc giàn giáo rất cao, ở những vách đá cheo leo bên sông để vẽ, nhưng ở đây, người xưa đứng ngay dưới đất để vẽ, bởi hầu hết các hình vẽ đều ở tầm với, độ cao dưới 2m.
Ngày đó, bất cứ ai bây giờ về đây đều có thể được người dân địa phương dẫn đi xem bức tranh họa cổ và đã có không ít nhà khảo cổ tìm đến để nghiên cứu, trước khi nó được lồng ghép vào tour du lịch tham quan đầm ngập nước Vân Long.
Chỉ cần té nước lên vách núi nơi có bức bích họa, nước chảy, vách đá sẽ dần hiện ra những đường nét màu đỏ thẫm đó là tấm hình người đàn ông dữ tợn. Và một loạt dòng chữ cổ tượng hình.
Theo lý giải của các nhà khoa học đây có thể là tả thực về người đàn ông có quyền lực lớn, nắm quyền sinh quyền sát. Rất nhiều khả năng đó là viên đao phủ. Xưa kia, đao phủ thường đeo mặt nạ, để “con ma” không nhớ được mặt mình tìm về quấy nhiễu. Cũng có thể đó là đầu lâu của nạn nhân.
Các nhà khoa học cũng lý giải rằng, lẽ ra, hình vẽ này sẽ không lúc ẩn lúc hiện, nếu như không có sự tác động của con người. Sở dĩ, hình vẽ rơi vào hiện tượng “ma quỷ” là vì người dân địa phương từng dựng lò nung vôi ở sát vách đá.
Sức nóng của lò nung vôi đã làm phong hóa mái đá, khiến đá khô kiệt, nét vẽ mờ dần. Vậy nên, chỉ khi nào té nước vào, xảy ra phản ứng, màu sắc của thổ hoàng mới hiện lên.
Và không có chuyện hình vẽ vĩnh cửu ẩn trong đá. Thổ hoàng dù ngấm vào trong đá, nhưng cũng chỉ được mức độ nào đó thôi. Nhiều nét vẽ đã bị con người đục đẽo biến mất hoàn toàn.