Khơi dậy niềm đam mê lịch sử từ phương pháp giáo dục đổi mới tại Dewey

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Lịch sử từ lâu đã được xem là một môn học khô khan, thiếu sự thu hút nhưng tại trường Dewey, môn học này lại trở thành một trong những môn yêu thích của học sinh . Sự thay đổi này đến từ việc áp dụng những phương pháp giảng dạy sáng tạo, giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn sống cùng lịch sử, thấu hiểu sâu sắc giá trị của những trang sử vàng son của dân tộc.
Khơi dậy niềm đam mê lịch sử từ phương pháp giáo dục đổi mới tại Dewey

Không coi Lịch sử chỉ là môn học phụ

Những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới để phù hợp với xu thế thời đại. Tuy nhiên, không phải mọi trường học đều đạt được hiệu quả tích cực trong việc này. Trường Dewey đã trở thành một trong những mô hình đáng chú ý, khi thành công trong việc thắp lửa tình yêu môn Lịch sử cho học sinh.

Ông Dương Hồng Phúc, Hiệu trưởng trường THCS&THPT Dewey chia sẻ với phóng viên về phương thức giảng dạy môn lịch sử tại Trường.

Ông Dương Hồng Phúc, Hiệu trưởng trường THCS&THPT Dewey chia sẻ với phóng viên về phương thức giảng dạy môn lịch sử tại Trường.

Ông Dương Hồng Phúc, Hiệu trưởng trường THCS&THPT Dewey chia sẻ: “Ở Dewey chúng tôi không chỉ giảng dạy lịch sử theo cách truyền thống, mà luôn tìm cách đổi mới để môn học này trở nên gần gũi và thú vị hơn đối với học sinh.” Đây là hướng đi quan trọng trong bối cảnh môn Lịch sử đang đối mặt với nhiều thách thức về sự suy giảm hứng thú của phần lớn các em học sinh.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở cấp THPT môn Lịch sử được giảng dạy với 1,5 tiết/tuần. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh, Dewey tổ chức dạy 2 tiết Sử mỗi tuần để các em có thêm thời gian thực hiện các sản phẩm hoặc dự án học tập. Các chương trình giảng dạy bộ môn này được nhà Trường triển khai ở cả hệ song ngữ và hệ quốc tế, ở tất cả các khối lớp và xuyên suốt ở cả năm học. Ở hệ song ngữ, Lịch sử là một môn học độc lập, trong khi ở hệ quốc tế, Lịch sử Việt Nam được tích hợp trong môn Việt Nam học.

“Với đội ngũ giáo viên là người Việt, dạy bằng tiếng Việt. Trường có 3 giáo viên chính đứng lớp cùng nhiều giáo viên hỗ trợ khác trong Hội đồng Sư phạm nhà trường, phục vụ cho hơn 20 lớp với khoảng 600 học sinh ở khối THCS và THPT,” - ông Phúc chia sẻ thêm.

Tại Dewey, giáo viên luôn đặt học sinh vào vị trí trung tâm, khuyến khích các em chủ động tham gia vào quá trình học tập.

Tại Dewey, giáo viên luôn đặt học sinh vào vị trí trung tâm, khuyến khích các em chủ động tham gia vào quá trình học tập.

Cũng theo ông Phúc, các giáo viên giảng dạy bộ môn này không chỉ có chuyên môn vững vàng mà còn sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả và tự chủ. Đây chính là chìa khóa giúp Dewey thay đổi hoàn toàn cách học và giảng dạy môn Lịch sử. Các giáo viên tại Dewey luôn đặt học sinh vào vị trí trung tâm, khuyến khích các em chủ động tham gia vào quá trình học tập. Thay vì trở thành “những cái máy” chỉ biết học thuộc lòng, các em được khuyến khích tranh luận, nhận xét và tự tạo ra những dự án, sản phẩm học tập của mình. Điều này giúp các em không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phát triển kỹ năng tư duy phản biện, giao tiếp và làm việc nhóm.

Những tiết Sử liên tục được “biến hình” thành những trải nghiệm sống động

Là một trong những giáo viên dạy sử của Dewey, cô Nguyễn Thị Phú – cho biết: Cô và các thầy cô trong Trường muốn thông qua các dự án học tập để học sinh tại đây không chỉ học về lịch sử mà còn được sống cùng lịch sử, thấu hiểu sâu sắc giá trị của lịch sử. Từ đó, giúp các em hình thành tư duy lịch sử - khả năng học hỏi từ quá khứ để hiểu hiện tại và dự đoán tương lai.

Cô Nguyễn Thị Phú - giáo viên dạy Sử tại trường Deway.

Cô Nguyễn Thị Phú - giáo viên dạy Sử tại trường Deway.

Trong mỗi tiết học bộ môn này, cô thường để học sinh tiếp cận thông qua các dự án học tập và trải nghiệm thực tế.

“Các em được tự làm giàu tri thức lịch sử đồng thời vận dụng kiến thức để tạo ra những sản phẩm học tập có ý nghĩa thực tiễn như: làm phim tài liệu, diễn kịch lịch sử, mô hình di tích, các bài tiểu luận, các bài thuyết trình đa phương tiện… Chẳng hạn: khi học về Nhà nước Văn Lang Âu Lạc, các em không chỉ đọc sách mà còn tự tay tạo ra những sản phẩm thủ công mang họa tiết trống đồng Đông Sơn. Tương tự, khi nghiên cứu về chiến dịch Điện Biên Phủ, học sinh không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ sự kiện mà còn tự đặt câu hỏi, tìm hiểu sâu và biến những kiến thức khô khan thành những sản phẩm sáng tạo như phim tài liệu, sản phẩm thủ công, hay các bài thuyết trình sinh động” - cô Phú hào hứng chia sẻ.

Học sinh tại Dewey được chủ động, sáng tạo trong việc học môn Lịch Sử.

Học sinh tại Dewey được chủ động, sáng tạo trong việc học môn Lịch Sử.

Cũng theo cô Phú, ngoài các dự án học tập nhà Trường còn tổ chức những sự kiện văn hóa truyền thống, nơi học sinh Việt Nam và quốc tế có cơ hội tìm hiểu sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc. Những sự kiện như Ngày hội Quốc tế không chỉ giúp các em khám phá các quốc gia trên thế giới mà còn là dịp để quảng bá văn hóa Việt Nam, luôn thu hút sự tham gia và yêu thích từ cả thầy cô và học sinh.

Một trong những hoạt động mà cô Phú vô cùng tự hào, khi nhắc tới những học sinh của mình đó là dự án học tập liên môn lớn nhất năm học 2023-2024, do các học sinh khối THPT của trường Dewey lên ý tưởng và thực hiện. Dự án là vở kịch “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân,” kể về vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, người đã thống nhất đất nước sau 1.000 năm Bắc thuộc và đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Cô cho biết, kịch bản được chuyển thể và trình diễn hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhằm mang lịch sử Việt Nam đến gần hơn với cộng đồng quốc tế tại hệ thống The Dewey Schools, nơi quy tụ học sinh, phụ huynh, và giáo viên đến từ 13 quốc gia.

“Dự án đã chứng minh hiệu quả của việc áp dụng sáng tạo trong học tập, đặc biệt với môn Lịch sử. Việc học sinh hoá thân thành các nhân vật lịch sử và tham gia biên dịch kịch bản giúp kiến thức lịch sử trở nên sinh động và dễ tiếp thu. Phương pháp này còn khơi gợi cảm hứng, thúc đẩy học sinh chủ động khám phá và mở rộng kiến thức không chỉ trong môn Lịch sử mà cả các môn học khác” - cô khẳng định.

Vở kịch “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân" được lên ý tưởng và triển khai thực hiện bởi các học sinh khối THPT của Trường phổ thông liên cấp Dewey cơ sở Tây Hồ Tây (Hà Nội).

Vở kịch “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân" được lên ý tưởng và triển khai thực hiện bởi các học sinh khối THPT của Trường phổ thông liên cấp Dewey cơ sở Tây Hồ Tây (Hà Nội).

Thêm vào đó, Dewey luôn khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động trải nghiệm khác như tham quan bảo tàng, tham gia các sự kiện văn hóa truyền thống, và các dự án cộng đồng. Những hoạt động này không chỉ giúp học sinh mở rộng hiểu biết về lịch sử mà còn phát triển các kỹ năng sống cần thiết như làm việc nhóm, thuyết trình và quản lý thời gian.

Những nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy tại Dewey đã mang lại kết quả ấn tượng. Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2024, điểm trung bình môn Sử của học sinh Dewey đạt 7,12, vượt qua mặt bằng chung của Hà Nội và cả nước. Thành tích này không chỉ phản ánh hiệu quả của phương pháp giáo dục tại Dewey mà còn minh chứng cho sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng của cả thầy và trò trong việc khơi dậy niềm đam mê học tập và khám phá lịch sử.

Trương Thục Quỳnh Anh, học sinh lớp 10, chia sẻ: Mặc dù học chương trình với 70% tiếng Anh, em vẫn có cơ hội tiếp cận sâu cả lịch sử Việt Nam và thế giới. Môn Lịch sử không chỉ giúp em hiểu mà còn liên kết với những bài học thực tế. Em không chỉ học qua sách vở mà còn qua các dự án như vẽ tranh về các nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng, giúp em nhớ lâu hơn rất nhiều.”

Nguyễn Mai Phương, học sinh lớp 9, cũng bày tỏ: Em cảm thấy rất thoải mái và sáng tạo khi học môn Lịch sử tại Trường, đặc biệt là khi em tự tay làm mô hình giấy của xã hội La Mã và Phong kiến. Qua đó, em không chỉ hiểu mà còn áp dụng vào các dự án học tập, thêm yêu và trân trọng giá trị của những kiến thức lịch sử mà chúng em được học.”

Đọc thêm