Về kháng cáo kêu oan của bị cáo Nguyễn Minh Tuấn (nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng, bị Tòa sơ thẩm kết án 5 năm tù), KSV cho rằng bản án sơ thẩm là đúng tội, không oan…
Một bị cáo kêu oan
Trong phần thẩm vấn, bị cáo Phạm Minh Tuấn vẫn khẳng định mình bị oan và khai, “Lúc lên Hà Nội đón Dương Chí Dũng đi Quảng Ninh thì bị cáo không biết anh Dũng bị khởi tố hoặc bị truy nã. Bị cáo Trọng cũng chỉ nhờ đi đón Dũng với tư cách là anh em, bạn bè chứ không nói cụ thể hơn. Trong quá trình di chuyển xuống Quảng Ninh thì bị cáo cũng không hỏi han, trò chuyện gì với anh Dũng. Lên xe là ngủ, sau khi về nhà thì bị cáo mới biết Dũng bị khởi tố”.
Trong khi đó thì Dương Tự Trọng cũng có lời “kêu oan” cho bạn mình rằng, lúc đi đón anh Dũng thì bị cáo Tuấn không thể biết chuyện anh Dũng đã bị khởi tố. Anh Tuấn cũng không dám hỏi nhiều vì việc nhờ vả, mượn xe đêm hôm như thế này cũng là thường tình bởi anh Tuấn thường xuyên giúp đỡ lực lượng công an phá án. Tôi nhờ Tuấn đi đón anh Dũng là do Tuấn biết nhà Nhung (bạn gái Trọng- PV).
Nhưng KSV cho rằng, bị cáo Phạm Minh Tuấn có quan hệ thân thiết và biết công việc của Dương Chí Dũng, biết sai phạm ở Vinalines đã bị điều tra; biết nhà Hoàng Kim Nhung, nơi Dương Chí Dũng đang trốn và sau đó đi cùng bị cáo Thắng đến đây đón Dũng. VKS cho rằng việc đưa Dương Chí Dũng đi ở vào hoàn cảnh không bình thường... Tòa sơ thẩm xử bị cáo này về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” là đúng người, đúng tội.
Nhưng KSV cho rằng, bị cáo Phạm Minh Tuấn có quan hệ thân thiết và biết công việc của Dương Chí Dũng, biết sai phạm ở Vinalines đã bị điều tra; biết nhà Hoàng Kim Nhung, nơi Dương Chí Dũng đang trốn và sau đó đi cùng bị cáo Thắng đến đây đón Dũng. VKS cho rằng việc đưa Dương Chí Dũng đi ở vào hoàn cảnh không bình thường... Tòa sơ thẩm xử bị cáo này về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” là đúng người, đúng tội.
"Dương Chí Dũng chức vụ như thế, ra đi đêm, vội vàng và lén lút như thế thì Tuấn phải biết đây là sự việc không bình thường. Nhưng bị cáo Tuấn vẫn làm theo sự nhờ vả của bị cáo Trọng và đưa Dũng đi Quảng Ninh. Dù Tuấn có không biết Dũng là đối tượng bị khởi tố nhưng Tuấn cũng biết việc đón Dũng này là không bình thường. Tuấn vẫn chấp nhận và thực hiện nên KSV cho rằng lỗi của Tuấn là lỗi cố ý gián tiếp chứ không phải lỗi có ý trực tiếp.”- nữ KSV phát biểu.
Tuy nhiên, KSV cũng thấy Tuấn chỉ đã tham gia vào công đoạn đầu tiên và chỉ một công đoạn đó (đưa Dũng từ Hà Nội xuống Quảng Ninh) nên mức án đối với bị cáo này hơi nặng. Do bị cáo kháng cáo kêu oan nên KSV cũng chỉ đánh giá bị cáo này oan hay không oan chứ không đề nghị giảm án.
Đề nghị giảm án cho 5 bị cáo
VKS cho rằng hành vi tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã xâm phạm trực tiếp đến hoạt động xuất nhập cảnh. Các bị cáo sử dụng thủ đoạn tinh vi như dung sim rác, bí danh, thay đổi xe... Các bị cáo hoạt động theo sự chỉ đạo của chủ mưu là cán bộ cao cấp trong ngành công an.
Đối với các bị cáo khác, KSV vẫn giữa nguyên quan điểm “gây hậu quả nghiêm trọng” bởi các bị cáo đều biết Dương Chí Dũng bị khởi tố trong một vụ án tham nhũng lớn nhưng vẫn tổ chức cho người này trốn sang Campuchia, gây tốn kém trong điều tra, truy bắt và gây ảnh hưởng đến dư luận, mất niềm tin vào công cuộc phòng chống tham nhũng, ảnh hưởng đến uy tín lực lượng công an nói riêng và các cơ quan tố tụng nói chung.
Các bị cáo còn thực hiện hành vi với thủ đoạn tinh vi, thường xuyên thay đổi số điện thoại để liên lạc, các bị cáo đã kết hợp chặt chẽ với nhau, sử dụng nghiệp vụ công an trong quá trình phạm tội, câu kết với cả đối tượng bị truy nã…
Theo KSV thì tại phiên toà sơ thẩm, bị cáo Trọng thể hiện sự ngoan cố nên bị tuyên phạt 18 năm tù. Nhưng tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo này đã thành khẩn, ăn năn hối cải, nhận lỗi nên có cơ sở giảm án cho bị cáo này.
Bị cáo Vũ Tiến Sơn (cựu Phó phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.Hải Phòng) bị Tòa sơ thẩm phạt 13 năm tù) bị KSV coi là bị cáo có vai trò thứ hai, là mắt xích quan trọng xâu chuỗi các bị cáo với nhau, là người trực tiếp chuẩn bị phương tiện như xe ô tô, điện thoại…
Tuy nhiên, KSV cũng đề nghị HĐXX xem xét về động cơ phạm tội xuất phát từ tình cảm, nể nang, lệ thuộc vào quan hệ cấp trên- cấp dưới, nhân thân của Sơn.
Đối với Trần Văn Dũng, Đồng Xuân Phong, KSV cho rằng hai bị cáo này đều có thân nhân xấu (Phong đang bị truy nã; Dũng có 2 tiền án) nhưng hình phạt của bản án sơ thẩm (Dũng bị 8 năm tù; Phong bị 7 năm tù) có phần hơi nặng, cần tuyên phạt ngang nhau. Do đó cần xem xét giảm mức án cho hai bị cáo này.
Cùng đề nghị giảm án cho Nguyễn Trọng Ánh (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.Hải Phòng, bị Tòa sơ thẩm kết án 6 năm tù) KSV cho rằng bị cáo này tham gia vào vụ án có phần nể nang.
Hậu quả nghiêm trọng hay không nghiêm trọng?
Tuy thân chủ được đề nghị giảm án nhưng nhiều luật sư vẫn không đồng tình với KSV và đề nghị chỉ xử phạt các bị cáo ở khoản 1, điều 175 vì “không có hậu quả nghiêm trọng”. Luật sư Nguyễn Huy Thiệp có đề nghị, KSV phải có ý kiến về bản Cáo trạng trước đây vì Viện kiểm sát truy tố ở Khoản 1, Tòa xử ở Khoản 3 mà KSV vẫn đồng tình và bảo là “có cơ sở, đúng người, đúng tội”.
Ngoài ra, LS Thiệp đề nghị KSV làm rõ yếu tố đồng phạm của các bị cáo vì trong vụ án này, không phải tất cả các bị cáo đều cùng chung ý muốn là đưa Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia.
Một số luật sư khác thì đề nghị Tòa phải xác định rõ hậu quả nghiêm trọng của vụ án này như thế nào, bao nhiêu người đưa được ra nước ngoài, hưởng lợi bao nhiêu…thì coi là nghiêm trọng; thước đo, số liệu, điều tra xã hội nào để định lượng “dư luận xấu trong xã hội”.
Không thể coi hậu quả về kinh tế, dư luận hay lấy hậu quả của vụ án khác làm hậu qủa của vụ án này. Mặc khác, thời điểm đó thì Dũng tuy đã bị khởi tố nhưng cơ quan chức năng chưa công bố quyết định khởi tố, tội danh lúc đó cũng chỉ là tội liên quan đến chức vụ chứ không phải tội tham ô tài sản. Vậy, càng không thể lấy hậu quả của tội tham ô để quy kết hậu qủa trong vụ án này.