Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội mới ban hành kế hoạch về kiểm soát an toàn thực phẩm tập trung đông người do gia đình tự tổ chức nấu.
Chương trình triển khai đối với các bữa cỗ 60 người ăn trở lên/1 lần phục vụ, không tổ chức tại nhà hàng, khách sạn), tại 155 xã, phường thuộc 15 quận, huyện, thị xã.
Cụ thể, tuyến thành phố tổ chức kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện các nội dung hoạt động của mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại tuyến quận, huyện, thị xã và xã phường, thị trấn hàng quý; Tuyến quận, huyện, thị xã phối hợp xã, phường, thị trấn tư vấn giám sát các điều kiện đảm bảo АТГР tại gia đình tổ chức bữa cỗ, kiểm tra giám sát các cơ sở nấu cỗ lưu động trên địa bàn hàng tháng, quý; Tuyến xã, phường, thị trấn tổ chức tư vấn giảm sát các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại gia đình tổ chức bữa cỗ đông người.
Mục tiêu đặt ra: 100% xã, phường triển khai thành lập và duy trì hoạt động tổ giám sát tư vấn các điều kiện an toàn thực phẩm tại các bữa cỗ tập trung đông người; 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và cán bộ tổ giám sát an toàn thực phẩm của quận, huyện, xã, phường tham gia được bồi dưỡng kiến thức về các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm, chủ động giám sát và xử lý khi có ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra;
Mỗi xã, phường giám sát, hỗ trợ tư vấn cho 120-150 bữa cỗ tập trung đông người từ khâu kiểm soát nguyên liệu thực phẩm đầu vào đến quá trình chế biến và tổ chức ăn uống, bảo quản vận chuyển thức ăn.
Từ năm 2007 đến năm 2018, Hà Nội đã ghi nhận 43 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số mắc 1.187 người, trong đó, ngộ độc thực phẩm tại gia đình 11 vụ chiếm 30,6%, tại bữa cỗ là 13 vụ chiếm 36,1%, nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật (25 vụ chiếm tỷ lệ 58,1%), không có tử vong do ngộ độc thực phẩm.