Kỳ vọng Ngành logistics Việt Nam sẽ “bật” mạnh về chỉ cố tăng trưởng

(PLVN) -  Trước nhận định của các tổ chức và nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam 2020- 2021 là rất tích cực và sẽ là điểm sáng trong khu vực ASEAN, ông Kobsak Duangdee – Chủ tịch Nhóm Công tác về thị trường tài chính của APEC cho rằng, "điều đó khẳng định Việt Nam đã duy trì tốt nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid -19, mà còn đưa Việt Nam trở thành trung tâm của ngành logistics lớn trong khu vực”.
Việt Nam trở thành trung tâm của ngành logistics lớn trong khu vực. Ảnh minh hoạ
Việt Nam trở thành trung tâm của ngành logistics lớn trong khu vực. Ảnh minh hoạ

Duy trì kinh tế vĩ mô

Các chuyên gia phân tích rằng, nhờ vào các yếu tố căn bản của nền kinh tế vẫn khá vững vàng, khi Chính phủ Việt Nam đã tạo được dư địa tài khóa nhất định thông qua chính sách tài khóa thận trọng. Nên mặc dù nền kinh tế Việt Nam trong 11 tháng của năm 2020 tăng trưởng chỉ 2,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Tương tự, báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố hồi tháng 11 cho thấy tín hiệu vui cho kinh tế Việt Nam, với các chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều tăng gấp đôi trở lại trong tháng 9, tháng 10 so với tháng 8 và những tháng trước đó.

Còn với Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings vừa công bố dự báo dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 sẽ đạt 1,9% và 11,2% vào năm 2021, đưa Việt Nam đứng thứ hai ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương về tốc độ phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng do tác động của Covid-19.

Trong khi đó, tại Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) công bố trong tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo năm 2020, GDP của Việt Nam sẽ tăng 1,6%. Quy mô GDP Việt Nam sẽ là 340,6 tỷ USD, đứng thứ 4 Đông Nam Á (vượt Singapore với 337,5 tỷ USD, Malaysia với 336,3 tỷ USD, đứng sau Indonesia 1.088,8 tỷ USD, Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippines 367,4 tỷ USD).

Ngoài ra, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn của CBRE Việt Nam – bà Phạm Ngọc Thiên Thanh cho rằng, những tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình cũng là yếu tố ngày càng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP, khi tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh với mức lương dần tăng lên. Đầu tư của các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân cũng tăng ở mức 17% so với cùng thời kỳ.

Như vậy việc Việt Nam tham gia một số lượng lớn các Hiệp định thương mại song phương và đa phương góp phần giúp nền kinh tế mau chóng phục hồi sau đại dịch. Từ đó, Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn.

“Bật” mạnh ngành Logistics

Chia sẻ qua điểm, bà Phạm Ngọc Thiên Thanh cho rằng, trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19, nhu cầu thuê nhà kho xây sẵn tăng đột biến. Điều này bắt nguồn từ sự tồn động hàng hóa xuất nhập khẩu do hoạt động vận tải bị gián đoạn và sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng thương mại điện tử. 

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 8 Mạng lưới Phát triển Cơ sở Hạ tầng Tài chính (FIDN) do IFC _ Thành viên của Ngân hàng Thế giới tổ chức mới đây, ông Kobsak Duangdee – Chủ tịch Nhóm Công tác về thị trường tài chính của APEC cũng cho rằng, xu hướng số hóa đang đi sâu vào từng hoạt động thường nhật. Điều đó cũng đã tác động mạnh lên ngành thương mại điện tử có thêm nhiều người khách hàng hơn, từ đó ít chịu tác động như các ngành khác như du lịch hay thương mại truyền thống.

Theo đó, báo cáo của IFC cho thấy, Thương mại điện tử hiện chiếm khoảng 20% tổng doanh số bán lẻ tại Châu Á Thái Bình Dương so với 14% trên toàn cầu. Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Doanh thu từ mảng thương mại điện tử ước tính đạt 4,07 tỷ USD vào năm 2015, tăng lên 6,2 tỷ USD vào năm 2017. Đến năm 2020, thị trường dự kiến đạt khoảng 13 tỷ USD, gấp đôi mức năm 2017.

“Làn sóng nhu cầu bất ngờ buộc các nhà sản xuất hàng thiết yếu phải chật vật tìm diện tích kho đáp ứng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và một thị trường với chi phí nhân công, giá thuê kho bãi thấp hơn so với trong khu vực… tất cả các yếu tố đó, sẽ là đòn bẩy cho ngành bất động sản hậu cần của Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong tương lai’ - ông Kobsak Duangdee nhận định.

Thực tế, trong những năm gần đây, nhất là kể ảnh hưởng từ dịch Covid -19 bùng phát, đã làm đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đại diện của JLL Việt Nam – bà Trang Bùi cho biết, để đạt được những mục tiêu tăng trương trong tương lai, ngành hậu cầu Việt Nam sẽ còn phải vượt qua nhiều thách thức. Trong đó, Việt Nam cần tiếp tục duy trì mức đầu tư hợp lý vào đầu tư cơ sở hạ tầng, cần chú trọng vào việc phát triển cả hệ thống đường cao tốc và mạng lưới tiện ích, kể cả năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, cần cải thiện quy trình giao thương xuyên biên giới đối với các vấn đề, như: thời gian cấp phép và chi phí xuất nhập khẩu… hiện nay đang kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực”- bà Trang Bùi kết luận.

Đọc thêm