Lộ trình mức tăng hợp lý thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá như thế nào là hợp lý?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Tài chính vừa gửi Bộ Tư pháp hồ sơ thẩm định dự thảo luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó với thuốc lá điếu đề xuất giữ nguyên thuế theo tỉ lệ % và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình.
Tại Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” vừa diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu đã tập trung phân tích tác động của dự kiến tác động của việc bổ sung thuế tuyệt đối đối với thuốc lá thông qua các mô hình khác nhau.
Tại Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” vừa diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu đã tập trung phân tích tác động của dự kiến tác động của việc bổ sung thuế tuyệt đối đối với thuốc lá thông qua các mô hình khác nhau.

Dự thảo luật nêu rõ, giữ nguyên mức thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình tăng từng năm trong giai đoạn từ 2026 - 2030 với 2 phương án.

Cụ thể, Phương án 1 sẽ tăng 2.000 đồng/bao ở năm đầu tiên và đạt mức tăng 10.000 đồng vào năm 2030. Phương án 2 áp dụng mức tăng 5.000 đồng/bao ngay từ năm 2026 và tăng tịnh tiến 1.000 đồng/bao trong 5 năm kế tiếp để đạt mức 10.000 đồng/bao năm 2030.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và các doanh nghiệp thuốc lá đề xuất giãn lộ trình tăng thuế và áp dụng mức thuế tuyệt đối thấp hơn cả 2 phương án mà Bộ xin ý kiến.

Tuy nhiên, trước đó, tại Hội thảo khoa học “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” do Hội Tư vấn Thuế Việt Nam tổ chức ngày 16/7/2024 tại Hà Nội, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã đưa ra phân tích lợi, hại về 2 phương án tăng thuế của Bộ Tài chính, từ đó gợi mở thêm về lộ trình và phương thức tăng thuế hợp lý nhằm tránh tăng thuế đột ngột gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội, và ảnh hưởng đến mục tiêu giảm tiêu dùng thuốc lá của Chính phủ.

Sự khác nhau trong các mô hình đánh giá tác động của việc tăng thuế

Theo đánh giá của Bộ Tài chính trong Dự thảo luật, ứng dụng mô hình đánh giá tác động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy Phương án 2 tác động hiệu quả hơn đối với mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc và tăng tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ nên Bộ nghiêng về phương án này.

Tuy nhiên, trước đó, tại Hội thảo khoa học “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” do Hội Tư vấn Thuế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, PwC đã đưa ra các mô hình đánh giá khác nhau về tác động của việc bổ sung thuế tuyệt đối đối với thuốc lá theo đề xuất của Dự thảo luật.

Tuy nhiên, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch của PwC Việt Nam, cho rằng cần xem xét các kịch bản có thể xảy ra khi thuế TTĐB thuốc lá tăng quá nhanh tại Việt Nam. Theo đó, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể sẽ giảm hơn 70% vào năm 2030 so với hiện tại, thuốc lá lậu có thể tăng lên 50 tỷ điếu vào năm 2030, thất thu từ thuốc lá lậu có thể lên đến 40 nghìn tỷ đồng vào năm 2030 so với mức 5-6 nghìn tỷ đồng hiện tại. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và rủi ro nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kéo theo việc làm của người lao động tại các nhà máy thuốc lá, nông dân ở các vùng trồng nguyên liệu và các nhà bán lẻ, bán buôn chịu tác động tiêu cực.

Mô hình phân tích tác động của việc tăng thuế đến từ ThS Tô Kim Huệ, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) cũng nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu tham gia hội thảo. Theo bà Huệ, ở cả 2 phương án tăng thuế của Bộ Tài chính, tổng lượng tiêu thụ thuốc lá sẽ giảm khoảng 7% vào năm 2030. Sản lượng thuốc lá hợp pháp ở cả 2 phương án đều giảm mạnh vào năm 2030: thuốc lá hợp pháp giảm 30% ở phương án 1 (tương đương giảm 28 tỉ điếu) và giảm 36% ở phương án 2 (khoảng 31 tỷ điếu) so với năm 2025 trước khi tăng thuế. Điều này sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành thuốc lá, các doanh nghiệp có thể phá sản trong thời gian ngắn khi doanh thu sụt giảm khoảng 32%-35%.

Ngược lại, lượng thuốc lá lậu sẽ tăng mạnh ở cả 2 phương án tăng thuế mà Bộ Tài chính đề xuất. Đến năm 2030, thuốc lá lậu có thể sẽ tăng 205% ở phương án 1 (khoảng 22 tỷ điếu) và tăng 230% ở phương án 2 (tương đương 24 tỷ điếu) so với 2025.

Sau 5 năm, sẽ có khoảng 350.000 việc làm bị ảnh hưởng nếu áp dụng phương án 1 và nếu tăng thuế theo phương án 2 của Bộ Tài chính sẽ gây tác động đến khoảng 400.000 việc.

Kết quả mô hình theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho thấy, nếu tăng thuế sốc sẽ dẫn đến người tiêu dùng thay đổi hành vi chuyển sang thuốc lá lậu trong khi lượng tiêu thụ thuốc lá giảm không đáng kể.
Kết quả mô hình theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho thấy, nếu tăng thuế sốc sẽ dẫn đến người tiêu dùng thay đổi hành vi chuyển sang thuốc lá lậu trong khi lượng tiêu thụ thuốc lá giảm không đáng kể.

Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, phương án đề xuất của Bộ Tài chính về mức thuế TTĐB tuyệt đối cho mặt hàng thuốc lá điếu tăng một cách đột biến và lớn sẽ tác động sâu rộng đến ngành thuốc lá, về mặt sản lượng và thu ngân sách Nhà nước. Hiệp hội đã áp dụng mô hình dự báo phân tích dãy số thời gian với dữ liệu quá khứ cùng các biến số về mức và lộ trình tăng thuế, hệ số co giãn của cầu theo giá và các nhiễu ngẫu nhiên để phân tích, kết quả dự báo cho thấy giai đoạn 2026 - 2030, sản lượng tiêu thụ thuốc lá nội địa hợp pháp có mức tăng trưởng kép âm với hai con số và thu ngân sách sẽ giảm từ năm 2029 trở đi và ngày càng nhiều hơn khi sản lượng thuốc lá nội địa hợp pháp liên tục giảm trong bối cảnh giá thuốc lá hợp pháp tăng liên tục (không có điểm dừng) khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thuốc lá lậu và các loại thuốc lá bất hợp pháp khác.

Phương án tăng cần hạn chế tốc độ tăng trưởng của thuốc lá lậu

Là người trong cuộc, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam Nguyễn Chí Nhân cho rằng, việc tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt tuyệt đối với mặt hàng thuốc lá một cách đột ngột, đột biến và lớn sẽ tác động sâu rộng đến ngành thuốc lá và đề xuất Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt bằng cách thực hiện áp mức thuế tuyệt đối ở mức vừa phải với lộ trình tăng thuế hợp lý đến năm 2030. Cụ thể, mức thuế tuyệt đối là 1.000 đồng/bao 20 điếu vào năm 2026 và tăng 500 đồng/năm, hoặc 1.000 đồng/bao mỗi 2 năm vào những năm tiếp theo và đến năm 2030 là 3.000 đồng/bao.

Phương án đề xuất trên nhằm tạo ra mức tăng thuế hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp có thời gian thích nghi và ổn định sản xuất, từ đó giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến việc làm của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Phương án này cũng giúp hạn chế tốc độ tăng trưởng của thuốc lá lậu, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ngân sách bền vững trong dài hạn với mức thu ngân sách ước tính đạt khoảng 29,5-30 nghìn tỷ vào năm 2030, tăng trưởng 7%-9%/năm.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch VTCA cũng nêu rõ, cần lựa chọn phương án tối ưu nhất, tránh gây tình trạng gây sốc thị trường dẫn đến hậu quả là không đạt được mục tiêu Bộ Tài chính và Chính phủ đã đề ra. Ủng hộ phương án tăng thuế của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, các doanh nghiệp và các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch VTCA nhấn mạnh: “Việc của chúng ta, việc của các nhà nghiên cứu, của các doanh nghiệp là cùng có trách nhiệm với cộng đồng, cùng có trách nhiệm với xã hội, tổng hợp các ý kiến đề xuất để chuyển về Ban soạn thảo, với mong đợi có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất, tránh gây tình trạng gây sốc thị trường dẫn đến hậu quả là không đạt được mục tiêu Bộ Tài chính và Chính phủ đã đề ra”.

Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc khẳng định việc tăng thuế sốc có thể dẫn đến thất thu ngân sách và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc khẳng định việc tăng thuế sốc có thể dẫn đến thất thu ngân sách và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.

Đồng thời, theo bà, tăng sốc thuế thuốc lá thì người hút thuốc lá chuyển từ thuốc lá hợp pháp sang thuốc lá lậu, việc chuyển sang thuốc lá lậu của người tiêu dùng không chỉ thất thu ngân sách Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vì không kiểm soát được chất lượng thuốc lá; và những yếu tố này sẽ ảnh hưởng ngược lại mục tiêu của việc xây dựng Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt đưa ra.

Đọc thêm