Lỗ vẫn lạc quan (!?)

Viện Phát triển Doanh nghiệp (DN) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa chính thức công bố Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2011. Báo cáo đã chỉ ra những khó khăn mà các DN Việt Nam đã đương đầu trong năm 2011, trong bối cảnh khó khăn đó, số lượng DN mới thành lập giảm cả về số lượng và số vốn đăng ký.

Viện Phát triển Doanh nghiệp (DN) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa chính thức công bố Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2011. Báo cáo đã chỉ ra những khó khăn mà các DN Việt Nam đã đương đầu trong năm 2011, trong bối cảnh khó khăn đó, số lượng DN mới thành lập giảm cả về số lượng và số vốn đăng ký.

Trong năm 2011, số lượng DN mới đăng ký kinh doanh đạt 77.548 DN, với số vốn đăng ký đạt trên 513 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 13% về số DN đăng ký mới và giảm 5,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2010. Tính cả năm 2011, số DN giải thể là 7.611 DN. Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tính đến 31/12/2011, tổng số DN đăng ký theo Luật DN là 622.977 DN, tổng số DN đã giải thể là 79.014 DN. Như vậy, số DN còn tồn tại về mặt pháp lý tính đến hết ngày 31/12/2011 là 543.963 DN, với tổng số vốn trên 6 triệu tỷ đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI, Chủ biên Báo cáo,  kết quả khảo sát về năng lực của các DN lại là vấn đề đáng lo ngại hơn cả. Thông qua 2 chỉ số về lao động và tài chính, Báo cáo nhận định năng lực lao động chưa được cải thiện, năng lực tài chính, năng lực sử dụng vốn, năng lực sinh lợi có xu hướng giảm, đặc biệt ở khu vực DNNVV, trái hẳn với khu vực DN FDI, năng lực sử dung lao động và năng lực sinh lời ở khu vực này là cao nhất.

"Tỷ lệ DN thua lỗ trong 5 ngành nghiên cứu đều có xu hướng tăng mặc dù đã có sự trợ giúp tích cực của Nhà nước qua chính sách kích cầu năm 2009. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2011 và Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ, giãn nộp thuế cho các DN. Đây là sự phản ứng kịp thời, nhanh nhậy của các cơ quan Nhà nước, tuy nhiên động thái này cần tiếp tục được theo dõi do tính chất "lỗ triền miên" của các DN, nhất là DN FDI"- bà Hằng cảnh báo.

Lỗ là vậy song khảo sát kế hoạch SXKD năm 2012 của DN thì đây lại là điểm sáng. Mặc dù tình hình SXKD và các điều kiện SXKD của quý I/2012 được các DN dự cảm có xu hướng giảm hơn so với thực thấy của quý IV/2011 nhưng vẫn có 32% DN được khảo sát cho rằng có thể mở rộng quy mô kinh doanh trong năm 2012, 52% DN quyết định giữ nguyên quy mô kinh doanh, chỉ 15% DN có thể giảm quy mô kinh doanh và chỉ có 1% DN dẫn đến đóng cửa. Thế mới biết DN Việt Nam lạc quan thế nào...

Thanh Thanh

Đọc thêm