“Ma trận” thông tin SHN

Câu chuyện thăng trầm của cổ phiếu SHN của Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC) trong vài tuần qua đang nhắc lại câu chuyển cổ phiếu Dược Viễn Đông năm trước.

[links()]Câu chuyện thăng trầm của cổ phiếu SHN của Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC) trong vài tuần qua đang nhắc lại câu chuyển cổ phiếu Dược Viễn Đông năm trước.

Trung tuần tháng 3/2012, ông Đinh Hồng Long - Chủ tịch HĐQT HANIC tuyên bố công ty đang đứng trên bờ phá sản, đúng lúc mã này đang trên đà tăng mạnh với liên tiếp 4 phiên, thậm chí có phiên tăng trần. Theo lời ông Long sở dĩ công ty đứng trước miệng vực là vì không thể thu hồi khoản nợ hơn 300 tỉ đồng đã cho công ty BETA vay, dù đã khởi kiện công ty này ra tòa songkhả năng thu hồi được nợ là rất mong manh vì Giám đốc cty BETA đã bỏ ra nước ngoài trốn lệnh truy nã.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của DN cũng đình đốn, thua lỗ hơn 72 tỉ đồng trong năm 2011. Theo ông Chủ tịch HĐQT,  SHN “hoàn toàn có thể biến mất khỏi sàn Hà Nội”, kèm theo đó là nguy cơ mất trắng của hơn 6.000 cổ đông đang nắm giữ mã cổ phiếu này.

Nhớ lại, 8,7 triệu CP SHN có phiên giao dịch đầu tiên tại HNX vào  tháng 12/2009. 8 tháng sau đó, giá SHN đã hơn 6 lần so với lúc mới lên sàn. Năm 2010, SHN cùng VE9, PVA, PVX... trở thành những cổ phiếu nóng nhất trên thị trường. Nhà đầu tư dường như không quan tâm tới SHN đang làm gì, mà chỉ mua vì cổ phiếu này nóng và liên tục tăng giá.

Khi niêm yết trên sàn, SHN công bố định hướng phát triển những ngành nghề như kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính, đầu tư các dự án, khu công nghiệp, thương mại.., nhưng không thấy một sản phẩm hay thành tựu nào của SHN ra tấm ra miếng. Khi đó, có nhà đầu tư cũng đã đặt ra vấn đề, ngành nghề không đặc sắc, năng lực, thương hiệu cũng chỉ ở mức bình thường, nếu không có yếu tố đầu cơ, bơm đẩy liệu SHN có thể tăng giá mạnh như vậy hay không?

Lạ thay là trong khi nhà đầu tư ầm ầm mua vào, thì sau 1 năm lên sàn, số cổ phiếu SHN mà HĐQT của công ty này nắm giữ giảm từ xấp xỉ 2 triệu đơn vị (tương đương với tỷ lệ sở hữu lúc đó khoảng 23% giảm xuống còn gần 5,6%).

Trong suốt năm 2011 vừa qua, cùng với động thái báo lỗ liên tục, các thành viên HĐQT, ban giám đốc của SHN cũng đã bán gần hết số cổ phiếu họ đang nắm giữ. Tới thời điểm thông báo sắp phá sản, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của SHN chỉ còn nắm 350.000 cổ phần, tương đương 1,05% vốn điều lệ. Tính ra, số cổ phiếu này chỉ có giá trị 1,4-1,8 tỷ đồng.

Thế mà trong phiên giao dịch ngày 4/4/2012, SHN đã tạo sự ngạc nhiên lớn khi cuối giờ vẫn còn dư mua trần gần 250 nghìn đơn vị, khớp lệnh 10,9 triệu cổ phiếu, mặc dù trước đó mã này đã có 11 phiên giảm sàn liên tiếp. Cũng thời điểm đó, thông tin ông Chủ tịch SHN bị phạt vì  vi phạm quy chế giao dịch do ông này đã bán ra 200.000 cổ phiếu trước ngày công bố thông tin.

Chuyện đối với cổ phiếu SHN đã một lần nữa cho thấy, thông tin và việc ứng xử đối với thông tin trên sàn chứng khoán Việt Nam là một điều gì đó rất lạ lùng.

Tuấn An

Đọc thêm