Tuy nhiên, xét về “chất” cà phê trong mỗi ly mọi người vẫn uống mỗi ngày, nét đẹp ấy có vẻ đã bị bóp méo bởi sự pha trộn của những thứ không phải là cà phê.
Lăn tăn ly cà phê đắng
Chưa bao giờ cầm ly cà phê trên tay mà nhiều người lại lăn tăn như lúc này: sẽ uống cà phê hay một thứ hạt gì đó, có thể là bắp và đậu nành? Thực tế thời gian qua có nhiều cà phê pha trộn trên thị trường. Người yêu cà phê, muốn thưởng thức mỗi ngày không thể nào biết được họ đang uống cà phê nhưng không phải cà phê.
Chính vì sự phổ biến đó nên mọi người quen với màu đen, vị đắng, độ sánh kẹo của những giọt được cho là “cà phê” ấy. Thậm chí, nhiều người còn mạnh dạn khẳng định rằng phải hội đủ 3 yếu tố “đen – đắng – kẹo” mới là cà phê đích thực, mới đúng nghĩa ly cà phê ngon. Thói quen này đã giết chết khẩu vị nguyên bản của cà phê, bởi cà phê nguyên chất chưa bao giờ như thế.
Một thực tế đáng buồn nữa, để chiều theo thói quen và khẩu vị của người uống, những chủ quán cà phê hay kinh doanh cà phê bột không ngại ngần chọn cà phê có pha trộn thứ hạt khác vào. Bên cạnh đó, vì lợi nhuận, các chủ quán mua cà phê với giá càng rẻ càng tốt, khiến người sản xuất không cách nào khác là phải hạ giá tối đa bằng cách pha trộn càng nhiều bắp, đậu nành càng tốt. Dần dà, cà phê nguyên chất như “một đứa trẻ bơ vơ” giữa dòng chảy của cà phê, mà đáng lẽ, nó phải ở vị thế của một đứa con cưng vì mang đến sự đúng chất, đúng vị.
Mang đến người uống “quyền được biết”
Người yêu cà phê có quyền được biết ly cà phê họ uống mỗi ngày có phải thực sự là cà phê hay không. Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản này đặt trong bối cảnh hỗn tạp của cà phê pha trộn không dễ có câu trả lời thoả đáng. “Chúng tôi có một niềm tin vững chắc rằng ‘cà phê phải là cà phê’.
Thế nhưng, thực tế khẩu vị thị trường lại quen với vị cà phê độn không nguyên bản, khẩu vị đi ngược lại với văn hoá cà phê mà hơn thế kỷ nay Việt Nam chúng ta rất tự hào, khác với khẩu vị mà thế hệ trước đây đã từng quen thuộc” – ông Nguyễn Tân Kỷ - Tổng Giám đốc Vinacafe Biên Hoà chia sẻ.
Tuy nhiên, không thể kéo dài sự mù mờ bởi càng không lên tiếng, càng không rõ ràng, càng làm giảm đi tình yêu cà phê của người Việt Nam, càng làm cà phê nguyên bản mất đi chỗ đứng đáng tôn vinh ấy. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp theo đuổi triết lý kinh doanh cà phê nguyên bản của mình thể hiện tình yêu sâu sắc với ly cà phê Việt.
“Chúng tôi đã day dứt rất nhiều khi đứng trước lựa chọn chiều theo khẩu vị của thị trường hay quyết tâm giữ vững triết lý kinh doanh của mình. Giữa cao trào của những cuộc tranh luận, chúng tôi tin rằng tất cả các doanh nghiệp cà phê phải mang đến cho người uống “quyền được biết”. Dòng cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafé Nguyên Bản (Original) – với hương vị nguyên bản được giữ gìn suốt 23 năm qua – chính là minh chứng rõ ràng nhất cho triết lý “cà phê phải là cà phê” của chúng tôi.
Kể từ ngày 01/08/2016, thêm hai dòng sản phẩm Phinn và Wake-up cũng sẽ được sản xuất từ cà phê nguyên chất, không trộn đậu nành. Chúng tôi tự hào tuyên bố, sau khi giới thiệu ra thị trường, hai dòng sản phẩm này đã được chính người tiêu dùng công nhận ngon hơn, cà phê hơn, và Việt Nam hơn so với dòng sản phẩm có chứa đậu nành trước đó của chúng tôi” – ông Nguyễn Tân Kỷ khẳng định.
Văn hóa cà phê Việt Nam đang bước sang một thời kỳ mới, phong phú và tiến bộ hơn. Có thể nói như vậy khi ngày càng có nhiều lựa chọn cách uống cà phê hơn, nhiều người làm cà phê hơn, và chất lượng cà phê nguyên bản được quan tâm một cách thích đáng bên cạnh một “quyền được biết” rất văn minh.