Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Transit Oriented Development (TOD) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản cho các dự án TOD, sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản.

Theo CBRE, TOD là mô hình phát triển đô thị dựa trên hệ thống giao thông công cộng, đã trở thành xu hướng trên thế giới. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhiều thách thức về môi trường đã xuất hiện, khiến các quốc gia chú trọng đến phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) nhằm giảm áp lực giao thông và đảm bảo phát triển bền vững.

Mô hình TOD không chỉ đơn thuần là đầu tư vào hệ thống giao thông mà còn liên quan đến quy hoạch đô thị, với mục tiêu tối ưu hóa sử dụng đất và xây dựng các khu đô thị mật độ cao quanh các trạm giao thông. Metro Vancouver, British Columbia là một ví dụ khi các dự án TOD phức hợp quy mô lớn hội tụ đủ nhiều sẽ tạo thành “đô thị khép kín” - thành phố bên trong thành phố.

Mô hình TOD đang trở thành xu hướng mới trên thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa)

Stockholm, Thụy Điển được xem là đô thị thành công với mô hình TOD khi áp dụng tối đa các nguyên tắc của mô hình này. Phát triển đô thị bền vững xung quanh hệ thống giao thông công cộng, với sự tích hợp cao giữa nhà ở, thương mại và không gian xanh. Thành phố này đã trở thành một trong những khu vực sống bền vững hàng đầu thế giới, với việc giảm tiêu thụ năng lượng và nước, tăng tỷ lệ tái chế, và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong phát triển TOD, nhấn mạnh việc giảm phụ thuộc vào phương tiện cá nhân để giảm tắc nghẽn và bảo vệ môi trường. Gần hơn với Việt Nam là ví dụ về mô hình TOD hiệu quả tại Singapore. Đảo quốc này đã tích hợp phát triển giao thông đô thị với thiết kế và quy hoạch không gian, tạo thành một cụm các khu đô thị vệ tinh bao quanh vùng lõi trung tâm, với mạng lưới đường sắt nối các khu đô thị này với các khu công nghiệp và trung tâm thành phố.

Với tiềm năng trong tương lai, mô hình TOD đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án, khu đô thị... Trong đó, xu hướng đầu tư phát triển bất động sản theo hạ tầng không phải mới nhưng sẽ là lực đẩy cho các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. Bởi vì, sự đột phá về hạ tầng chính là bệ phóng để tăng giá trị và tăng thanh khoản cho các dự án TOD nhờ mạng lưới hạ tầng giao thông phát triển.

Mô hình TOD thúc đẩy các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam phát triển những bước đột phá mới trong đầu tư các dự án, khu đô thị tầm cỡ,…

Mô hình TOD đã khuyến khích doanh nghiệp bất động sản mua lại quỹ đất 2 bên đường, phát triển các dự án tầm cỡ. Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cho rằng việc khai thác tốt quỹ đất 2 bên các tuyến đường mới mở hay tại các nhà ga của các tuyến Metro tạo môi trường kinh doanh minh bạch trong đấu giá, thu hút nhà đầu tư, thành phố bù đắp được khoản tiền đã bỏ ra đầu tư hạ tầng, từ đó đem tái đầu tư ở các dự án khác. Từ đây, thị trường sẽ đón nhận nhiều nguồn cung mới từ những dự án sạch về pháp lý.

Ông Châu đánh giá sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và tăng thanh khoản cho các dự án TOD sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản trong giai đoạn tăng trưởng mới. Quan sát thực tế trên thị trường có thể thấy, hiện nay ngày càng nhiều các dự án lớn được phát triển theo mô hình TOD. Các chủ đầu tư lớn tại Hà Nội, TP HCM từng đưa ra nhiều thông điệp về công nghệ, bất động sản xanh, nay chuyển qua truyền thông gắn liền với TOD khi các tuyến giao thông lớn, metro liên tục vào vận hành.

Cùng với hai thị trường lớn, những dự án tại các thành phố có sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng cũng đang xem TOD như một động lực tăng trưởng cho bất động sản. Thành phố Cần Thơ cũng là ví dụ điển hình được tạo điều kiện áp dụng mô hình TOD khi mới đây Khu đô thị sân bay KITA Airport City được KITA Group phát triển theo mô hình TOD đã lấy Sân bay Quốc tế Cần Thơ và hệ thống giao thông kết nối với các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long làm trung tâm phát triển, hứa hẹn tạo nên một cộng đồng dân cư hiện đại, một đô thị sân bay sôi động trong tương lai không xa.

KITA Airport City được KITA Group phát triển đã thành công áp dụng mô hình mô hình TOD.

Theo Nhà phát triển dự án KITA Airport City – KITA Group chia sẻ, ý tưởng phát triển dự án này theo mô hình TOD là sự tiệm cận với xu thế chung của những quốc gia phát triển.

Nằm cách Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ 3 km, Khu đô thị được quy hoạch bài bản với tổng diện tích hơn 150 héc ta với đầy đủ các phân khu chức năng như khu nhà ở, thương mại, văn hóa, giải trí, khu hành chính, y tế, giáo dục…

Lấy đầu mối giao thông làm nền tảng chính là Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ với công suất phục vụ lên đến xấp xỉ 5 triệu lượt khách mỗi năm, cùng với sự chuyển động mạnh mẽ về hạ tầng giao thông Cần Thơ trong thời gian gần đây, KITA Airport City được định hướng phát triển làm điểm tập trung dân cư, để từ đây tiếp tục hình thành hệ thống giao thông và đô thị kết nối, lan tỏa cho cả Cần Thơ - ĐBSCL - TP HCM.

Đánh giá về mô hình TOD, các chuyên gia cho rằng TOD vừa là giải pháp giúp thực hiện quy hoạch đô thị theo hướng hiện đại, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Đi liền với hệ thống metro, hàng loạt công trình nối tiếp sẽ giúp nâng cao tầm vóc của khu vực, giá trị bất động sản cận kề sẽ thiết lập mặt bằng giá trị mới. Những dự án hiện hữu nằm dọc theo tuyến cũng tăng từ 20 - 50% so với giá bán ban đầu, tiềm năng tăng giá nhanh và các lợi ích về giao thông giao thương tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư thông thái.

Đọc thêm