Mở rộng trường hợp ra quyết định thi hành án chủ động trong các vụ án tham nhũng?

(PLVN) -Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp xây dựng.

Theo đó, đối với việc ra quyết định thi hành án chủ động, nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tiền tài sản thất thoát do tham nhũng, Dự thảo bổ sung trường hợp cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án đối với khoản bồi thường cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng; mở rộng trường hợp ra quyết định thi hành án chủ động trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng (không chỉ giới hạn trong các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như hiện hành); hướng dẫn ra chung một quyết định thi hành án trong trường hợp một người vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ. 

Đối với việc ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu, quy định đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án đã được bản án, quyết định ghi nhận, theo đó quy định 03 trường hợp bản án tuy tuyên không rõ người phải thi hành án nhưng đã xác định rõ nghĩa vụ phải thi hành thì không thuộc diện từ chối yêu cầu thi hành án; khẳng định rõ hơn việc ra quyết định thi hành án trong trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 34 khoản, điểm liên quan đến 18/85 Điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Trong đó, bãi bỏ 01 điểm; sửa đổi, bổ sung 33 khoản, điểm gồm 09 nhóm vấn đề. 

Đọc thêm