Bí quyết làm giàu của những tỷ phú nhà quê: kỳ 3
[links()]
Tiêu điên, tiêu lụi, long khớp, rụng trái…là những từ tôi được nghe nhiều nhất trong những ngày chu du ở “thủ phủ” của cây hồ tiêu : Gia Lai- Đắc Lắc. Người nông dân nơi đây chỉ cần một vụ tiêu được giá là “nhà lầu- xe hơi” nhưng cũng chỉ một vụ tiêu bệnh là tay trắng. Và có một người đàn ông đang âm thầm xuyên khắp Tây Nguyên để giúp người nông dân có những mùa hồ tiêu bạc tỉ…
|
Cây hồ tiêu đã giúp nhiều nông dân Tây Nguyên trở thành tỷ phú- ảnh PV |
" Tiêu điên"
Lão nông Trần Văn Thước ở thị trấn Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc dẫn tôi tới bên những trụ tiêu 5 năm tuổi trong vườn sau nhà đang bị bệnh “tiêu điên”. Đó là những trụ tiêu cằn cỗi, lá nhỏ, vàng, loăn quăn, thiếu sức sống, những lá non mới nhú ra đã mang một màu trắng bệch.
Chẳng cần phải có con mắt “nhà nghề’ cũng hiểu cây đang bệnh, lụi và sẽ chết trong nay mai. Nhưng sao gọi là “tiêu điên”, ông Thước cười khà khà “bà con trồng tiêu thấy tiêu chết, rụng khớp, long gối ( gãy thân) mà không cứu được nên gọi vậy đó, tiêu điên còn lòng người cũng ăn không ngon, ngủ không yên vì nó”.
Mà không “điên” sao được khi mỗi trụ tiêu được ‘định giá” tới 20 triệu đồng, chưa kể mấy mùa nay tiêu đang được giá. “Điên” bởi chữa hoài không được có nguy cơ phải đào đi trồng lại.
Tôi đã từng chứng kiến sự thất vọng tới não nề của những người nông Chưsê trước những trụ tiêu lụi. Có người còn thốt lên cay đắng “ nó ốm là tôi ốm, nó chết là tôi chết thôi”. Chỉ riêng thống kê của Trạm BVTV Chưsê cho thấy huyện này có 1.964,5 ha hồ tiêu song diện tích tiêu bị chết lên đến 493,6ha.
|
Trụ tiêu bệnh sau 3 lần được xử lý chế phẩm K-H- ảnh PV |
Có nhiều nguyên nhân khiến cho “tiêu điên” nhưng chủ yếu do người dân canh tác không đúng kỹ thuật, đào hố trồng quá sâu, để đọng nước trong bồn, bón phân hóa học và thuốc BVTV dạng hóa học quá nhiều nên đất đai bị xói mòn, môi trường đất bị ô nhiễm và vườn tiêu bị mất cân bằng sinh thái.
Cũng từ việc bón phân hóa học nhiều để khai thác năng xuất cao, chạy theo mùa vụ, lợi nhuận nên dẫn đến tình trạng cây tiêu bị kiệt sức , tàn lụi sớm và chết dần. Trong khi đó, việc phòng trừ sâu bệnh của người dân trồng tiêu cũng chưa kịp thời và triệt để. Đất trồng tiêu xuống cấp trầm trọng và tiêu bệnh như một điều không tránh khỏi.
“ Thời tiết cũng góp một phần đáng kể khiến cho cây tiêu ngày càng nhiều bệnh hơn. Ví như năm nay nắng hạn suốt, rồi từ tháng 9 tới nay lại mưa nhiều. Lúc hạn thì cây phát triển chậm, khi mưa xuống, cây hút quá nhiều chất dinh dưỡng cũng sinh bệnh”, ông Thước phân tích.
Hồi sinh cây bạc tỉ
“Có bệnh thì vái tứ phương” nên khi trung tâm khuyến nông Đắc Lắc tư vấn cho ông Thước cùng một số hộ dân khác thí điểm sử dụng chế phẩm sinh học K-H của công ty Thanh Hà để nâng cao sức đề kháng, chống chọi bệnh tật trên cây tiêu, ông Thước đã hào hứng tham gia.
5 trụ bệnh nặng nhất vườn được ông Thước đem ra “thí nghiệm”. “ Lần đầu phun thấy nước cứ trắng bệch tôi nghĩ thầm chẳng biết có nên cái chi không chứ pha 1 bình 20 lít mà có một lọ thuốc chừng 7cc thế này. Nhà nông chúng tôi quen nghĩ là cứ phải cho thật nhiều mới hiệu quả’, ông Thước thật thà kể lại.
Phun lần thứ nhất, rồi lần thứ hai thì những đốt chân vịt đã bung ra, lá dày, có độ bóng mỡ màng. Xử lý lần thứ 3 cả 5 trụ tiêu đều bật lá xanh, lá to, cho ra hoa nhiều, gié hoa dài hơn bình thường. Thấy hiệu quả, ông Thước tiếp tục phun lên bầu bí và gừng đang bị thối rễ.Lạ kỳ cả bí và gừng đều tốt bừng bừng, mỗi dây bí bung một loạt gần 50 quả.
Vợ ông Thước vui vẻ dẫn tôi xuống bếp: “ Nhà tôi vừa cắt bí, đang xếp cả một kho quả. Còn tiêu thì đến giờ này tôi có thể khẳng định năng xuất sẽ vượt trội. Trước đây nhà tôi xài nhiều loại, phân vi sinh, thuốc tăng trưởng nhưng đều chậm hơn K-H”.
|
Tiêu hồi sinh, lá xanh, giẽ hoa dài hơn bình thường- ảnh PV |
Ngay những người từ ngày đầu “vào cuộc” thuyết phục người nông dân sử dụng KH cũng bị thuyết phục bởi hiệu quả của sản phẩm này.
Bà Nguyễn Thị Lương Hải- trung tâm khuyến nông Đắc Lắc cho biết : không còn băn khoăn về hiệu quả của KH nữa và khẳng định đây là những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật.
Còn ông Hoàng Phước Bính- Tổng Thư ký Hiệp hội hồ tiêu Chư sê cũng khẳng định : Hiệp hội đã ứng dụng các sản phẩm hữu cơ sinh học của công ty Thanh Hà vào cây hồ tiêu, bước đầu phục hồi tốt các cây bị bệnh. Nhiều trụ tiêu bệnh trên địa bàn huyện này đã xanh trở lại.
Điều quan trọng là chế phẩm K-H không hề đắt đỏ, theo ước tính của người nông dân, “xài” 1 bình cho 1 trụ cây chỉ tốn chưa tới 4000 đồng.
Thay lời kết
Không đắt đỏ đã đành, những người làm ra sản phẩm K-H còn tận tâm tới từng hộ gia đình đang có tiêu bệnh để hướng dẫn cụ thể cách sử dụng chế phẩm này nhằm tăng cường sức đề kháng cho cây.
Lăn lộn trên vùng đất Tây Nguyên- Nam Trung Bộ hơn 1 năm nay, người đứng đầu công ty Thanh Hà đã lần lượt cứu chanh dây, cao su, cà phê, quýt và giờ là cây hồ tiêu bạc tỉ. Ông là ai và chế phẩm K-H là “thần dược” gì? Mời độc giả đón xem tiếp kỳ cuối của loạt phóng sự này.
Thanh Lương
Đón đọc kỳ cuối : Kết để hồi sinh !