Khi CO2 hòa tan trong đại dương, nó làm tăng mức độ axit của nước. Điều này ngăn ngừa sự hình thành canxi cacbonat mà san hô rút ra từ nước biển để xây dựng bộ xương của chúng. Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Nature đã được tiến hành trên Great Barrier Reef ở Úc. Các tác giả của bài báo nói rằng đây là lần đầu tiên acid axit được thử nghiệm theo cách này trên một cộng đồng rạn san hô tự nhiên.
Hệ sinh thái quần thể san hô
Các nghiên cứu trên phòng thí nghiệm trước đây đã tập trung vào việc: làm thế nào mà các sinh vật đặc biệt bị ảnh hưởng bởi quá trình axit hóa đại dương. Tiến sĩ Rebecca Albright thuộc Học viện Khoa học California, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Khi chúng ta cố gắng để hiểu được các hệ sinh thái cá nhân phản ứng như thế nào, nó sẽ được so sánh với việc nhìn vào một gốc cây và nói rằng đó là cách rừng nhiệt đới có thể đáp ứng”.
Tiến sĩ Claudia Benitez-Nelson thuộc Đại học South Carolina mô tả nghiên cứu này khá thú vị : “Chúng tôi có rất ít nghiên cứu trực tiếp kiểm tra tác động của axit hóa đại dương trong thực địa. Hệ sinh thái san hô khá độc đáo và phức tạp. Cố gắng để mô phỏng sự đa dạng của các hệ sinh thái như vậy rất khó khăn nếu không phải là không thể ", cô nói.
Sự cân bằng tinh tế
Tiến sĩ Albright và nhóm của cô làm việc trên đảo One Tree, ngoài khơi bờ biển Queensland cho biết nhiều điều thú vị.
Hệ thống đầm ở khu vực có một cấu trúc rất đặc biệt, nước chảy theo một hướng qua rạn phẳng trong 60 phút ngay sau khi thủy triều xuống mỗi ngày. Điều này cho phép các nhà khoa học đưa nước CO2 hòa tan vào đầm phá và quan sát tác động của nó.
Nghiên cứu được thực hiện trong 30 ngày vào năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy đã giảm khoảng 1/3 calcification - lượng canxi cacbonat bị nước biển hút ra khỏi san hô. Tiến sĩ Albright giải thích rằng sự giảm này không dẫn đến cái chết của san hô từ việc tẩy trắng nhưng nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng hồi phục và sinh trưởng của chúng. Sau khi tẩy trắng, do nhiệt độ tăng lên, nếu pH của đại dương tiếp tục giảm thì san hô sẽ không thể hồi phục.
Sự sống san hô đến năm 2060
Nhóm đã nhân rộng mức độ axit đại dương có thể sẽ xuất hiện vào giữa thế kỷ này.
Tiến sĩ Patila Amosa, nhà hải dương học thuộc Đại học Quốc gia Samoa nói: " So với lượng phát thải khí nhà kính, đặc biệt là CO2 thì ngày nay nghiên cứu axit hóa đại dương rất quan trọng ".
Các đại dương thời tiền công nghiệp có độ pH là 8,2. Các đo đạc tại hiện trường là 8,1 và nước axit được đưa ra cho nghiên cứu này có giá trị xấp xỉ 8,0, đánh dấu tác động đáng kể đến hệ sinh thái từ một sự thay đổi tương đối nhỏ.
Tiến sĩ Benitez-Nelson mong muốn tiếp tục làm việc trong lĩnh vực này, đặc biệt về tác động kết hợp của axit hóa và nhiệt độ. "Những nghiên cứu như thế này thực sự là bước kế tiếp để biết được tương lai của các rạn san hô."