Mỹ “đòi” Twitter cung cấp thông tin về WikiLeaks

Chính phủ Mỹ mới gửi yêu cầu đến mạng xã hội Twitter để “đòi” trang web này cung cấp thêm thông tin về những người có liên quan đến WikiLeaks, gồm cả thông tin cá nhân của ông chủ WikiLeaks Julian Assagne và một số người không mang quốc tịch Mỹ.

Chính phủ Mỹ mới gửi yêu cầu đến mạng xã hội Twitter để “đòi” trang web này cung cấp thêm thông tin về những người có liên quan đến WikiLeaks, gồm cả thông tin cá nhân của ông chủ WikiLeaks Julian Assagne và một số người không mang quốc tịch Mỹ.

Ông Julian Assange

Toà án quận Virginia muốn có thêm thông tin, gồm có tên tài khoản, địa chỉ, số điện thoại và chi tiết thanh toán của ông chủ WikiLeaks và nghị sĩ người Ai-len, bà Birgitta Jonsdottir. Nước Mỹ cũng đang xem xét những cáo buộc có thể chống lại Assagne vì làm rò rỉ 250.000 tài liệu ngoại giao mật.

Theo một nhà phân tích tình báo Mỹ, báo cáo chỉ ra rằng Bộ Tư pháp Mỹ có thể truy tố ông Assage với tội danh âm mưu đánh cắp các văn bản cùng một quân nhân Mỹ tên là Bradley Manning, người cũng đang đối mặt với tòa án quân sự Mỹ và mức án lên tới 52 năm tù.

Bradley Manning bị cáo buộc tiết lộ tài liệu ngoại giao của Mỹ cho Wikileaks, gồm có các báo cáo quân sự về những sự cố ở Afganistan và Iraq …

Bản yêu cầu được gửi tới Twitter.

Theo yêu cầu của Tòa án quận Virginia, một văn phòng luật sư Mỹ đã cung cấp những bằng chứng cho thấy các thông tin trên Twitter có liên quan và là tài liệu cho cuộc điều tra hình sự chống Assange đang diễn ra ở Mỹ. Trang web có trụ sở tại San Francisco này có ba ngày để trả lời, nhưng không tiết lộ việc có trát gọi của tòa hay sự tồn tại của cuộc điều tra hay không.

Tuy nhiên, thực tế, Tòa án Virginia đã yêu cầu Twitter  “giao” cho Mỹ thông tin về khách hàng của trang web này như thông tin về ông Assange, quân nhân Manning, nghị sĩ Ailen Birgitta Jonsdottir, hacker người Hà Lan Rop Gonggrijp, lập trình viên Jacob Appelbaum – những người từng làm việc với WikiLeaks. Các thông tin tìm kiếm gồm địa chỉ gửi thư, hóa đơn và thời gian, địa chỉ IP dùng để truy nhập vào Twitter, tài khoản email cũng như các cách thức và nguồn gốc thanh toán.

Ông Assagne sau đó đã chỉ trích lệnh của tòa án Mỹ, cho rằng đó thực chất là sự quấy rối. “Nếu chính phủ Iran cố gắng cưỡng chế để có được thông tin này từ các nhà báo và nhà hoạt động nước ngoài thì tổ chức nhân quyền trên khắp thế giới sẽ lên tiếng”, ông Assange nói.

Theo luật sư của Assagne, Chính phủ Mỹ đang cố tình đe dọa Assange. Twitter về phần mình từ chối bình luận ý kiến trên và chỉ tuyên bố: “Để trợ giúp người sử dụng bảo vệ quyền lợi của mình, chính sách của chúng tôi là thông báo cho họ thi hành pháp luật và những yêu cầu lấy thông tin của chính phủ, trừ khi luật pháp ngăn cản điều đó”.

Nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange đang chống lại lệnh dẫn độ từ Anh sang Thụy Điển, nơi ông bị truy nã vì cáo buộc tội hiếp dâm và quấy rối tình dục. 

Thanh Tâm (theo BBC)

Đọc thêm