Theo đó, mục đích chung mà hai bên cùng hướng tới đó là đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nghề LS, đặc biệt là việc triển khai Chương trình đào tạo LS phục vụ hội nhập quốc tế theo các quy định pháp luật trên cơ sở tin cậy, bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với thẩm quyền, chức năng của mỗi bên.
Cụ thể, CLB sẽ hỗ trợ Học viện Tư pháp trong triển khai Chương trình đào tạo LS phục vụ hội nhập quốc tế như: khảo sát nhu cầu đào tạo trong các tổ chức hành nghề LS là thành viên của CLB; tham gia khai thác, xây dựng tình huống giảng dạy; giới thiệu các LS, chuyên gia có kinh nghiệm, uy tín nghề nghiệp tham gia giảng dạy; hỗ trợ thực tập cho các học viên...
Để triển khai hiệu quả các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác, Học viện Tư pháp sẽ tạo điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động, sự kiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mỗi bên. Học viện cùng CLB hợp tác thực hiện các hoạt động bồi dưỡng bắt buộc hàng năm cho các LS theo quy định, biên soạn các tài liệu chuyên khảo, tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của LS, chia sẻ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn hành nghề LS.
Đặc biệt, đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh và thương hiệu của CLB, của các tổ chức hành nghề LS là thành viên của CLB.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác là bước đi cụ thể hóa và triển khai nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ LS phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 – 2020”.