Nên giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải

Riêng năm 2009, theo thống kê, tại Việt Nam có 216 cuộc đình công - giảm 70% so với năm 2008, phần lớn đều giảm về quy mô và mức độ căng thẳng, ít xảy ra các hiện tượng đập phá và kéo dài trong nhiều ngày.

Riêng năm 2009, theo thống kê, tại Việt Nam có 216 cuộc đình công - giảm 70% so với năm 2008, phần lớn đều giảm về quy mô và mức độ căng thẳng, ít xảy ra các hiện tượng đập phá và kéo dài trong nhiều ngày.

Cần khuyến khích việc hòa giải tranh chấp lao động

Những cuộc đình công năm 2009 vẫn là 2 bên (DN  và người lao động) không chia sẻ với nhau dẫn đến quyền lợi của người lao  chưa được bảo đảm, DN chưa thực hiện đúng pháp luật LĐ về tiền lương, thưởng, làm thêm, BHXH, BHYT, BHTN...

Tại tọa đàm về các hệ thống giải quyết tranh chấp lao động phi tòa án Hoa Kỳ và Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội, giáo sư, tiến sĩ Jeffreys Brand - Hiệu trưởng  ĐH Luật SanFrancisco cho rằng, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không cần có sự tham gia của tòa án là một trong những biện pháp hay nhất. 

Nhiều đại biểu đều đồng tình với ý kiến của ông  Jeffreys Brand, giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải là biện pháp hữu hiệu nhất cho cả người lao động và chủ dụng lao động, góp phần xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa trong DN.

Sơn Cầm

Đọc thêm