Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hôm qua (15/9), Chính phủ họp phiên chuyên đề cho ý kiến về các dự án Luật chuẩn bị trình Quốc hội.
Phạt linh hoạt, đủ răn đe
Đó là ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ khi góp ý cho dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC). Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhấn mạnh, mức phạt phải có tác dụng răn đe, đã vi phạm là phạt rất cao, nếu cao gấp 2 lần không ý nghĩa gì, thì tùy từng thời điểm, Chính phủ quy định điều chỉnh phù hợp, linh hoạt hơn.
Dẫn một ví dụ trong lĩnh vực cạnh tranh, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh quy định tối đa 200 triệu đồng không đủ sức răn đe, trong khi Luật Cạnh tranh qui định, mức phạt vi phạm hành chính bằng 10% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, dự thảo Luật chưa đưa ra việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, biện pháp khắc phục hậu quả là bồi thường thiệt hại…
Có ý kiến cho rằng, cần qui định mức phạt tiền cao hơn gấp 2 lần cho việc xử phạt VPHC ở Hà Nội, TP.HCM, nhưng thực tế các vụ tai nạn, các hành vi vi phạm không chỉ xảy ra ở 2 thành phố này, đa số thành viên Chính phủ kiến nghị Chính phủ cần quy định cụ thể, chứ không thể đưa qui định này thẳng vào Luật. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tán đồng việc dự thảo Luật XLVPHC cần được tiếp tục chỉnh lý để “phạt đủ mức răn đe nhưng linh hoạt”.
Trình bày dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, có 6 vấn đề còn có ý kiến khác nhau, trong đó có việc giao TAND cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính; việc không quy định biện pháp “đưa vào cơ sở chữa bệnh” là biện pháp xử lý hành chính; việc tham gia của luật sư, trợ giúp viên pháp lý, đại diện hợp pháp của đối tượng vi phạm đối với một số vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt…
Làm thêm tối đa 200 giờ/năm
Nhiều thành viên Chính phủ đã tán thành đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về việc giữ nguyên quy định hiện hành về thời giờ làm thêm (tối đa 200 giờ/năm) trong dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp mang tính đặc thù như dệt, may, da giày, chế biến thủy sản, Chính phủ cần có quy định riêng về thời gian làm thêm (tối đa 300 giờ/năm).
Tuổi tuổi nghỉ hưu của người lao động vẫn giữ quy định hiện hành 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ được tăng lên thành 6 tháng để tạo điều kiện tăng cường và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, Bộ LĐTB&XH cho rằng, thời gian tới cần tăng tuổi nghỉ hưu, một số ngành đặc biệt có thể giảm tuổi. Cùng quan điểm có thể kéo dài tuổi lao động, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, dù liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm nhưng “nghỉ đúng như quy định hiện hành thì lãng phí nhân lực”.
Theo ý kiến của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, độ tuổi nghỉ hưu có thể tăng tùy trường hợp. Nên qui định để lao động nữ “đến 55 tuổi có quyền nghỉ hưu, chứ không buộc phải nghỉ hưu”.
Phạt linh hoạt, đủ răn đe
Đó là ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ khi góp ý cho dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC). Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhấn mạnh, mức phạt phải có tác dụng răn đe, đã vi phạm là phạt rất cao, nếu cao gấp 2 lần không ý nghĩa gì, thì tùy từng thời điểm, Chính phủ quy định điều chỉnh phù hợp, linh hoạt hơn.
Dẫn một ví dụ trong lĩnh vực cạnh tranh, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh quy định tối đa 200 triệu đồng không đủ sức răn đe, trong khi Luật Cạnh tranh qui định, mức phạt vi phạm hành chính bằng 10% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, dự thảo Luật chưa đưa ra việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, biện pháp khắc phục hậu quả là bồi thường thiệt hại…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp. |
Trình bày dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, có 6 vấn đề còn có ý kiến khác nhau, trong đó có việc giao TAND cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính; việc không quy định biện pháp “đưa vào cơ sở chữa bệnh” là biện pháp xử lý hành chính; việc tham gia của luật sư, trợ giúp viên pháp lý, đại diện hợp pháp của đối tượng vi phạm đối với một số vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt…
Làm thêm tối đa 200 giờ/năm
Nhiều thành viên Chính phủ đã tán thành đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về việc giữ nguyên quy định hiện hành về thời giờ làm thêm (tối đa 200 giờ/năm) trong dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp mang tính đặc thù như dệt, may, da giày, chế biến thủy sản, Chính phủ cần có quy định riêng về thời gian làm thêm (tối đa 300 giờ/năm).
Tuổi tuổi nghỉ hưu của người lao động vẫn giữ quy định hiện hành 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ được tăng lên thành 6 tháng để tạo điều kiện tăng cường và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, Bộ LĐTB&XH cho rằng, thời gian tới cần tăng tuổi nghỉ hưu, một số ngành đặc biệt có thể giảm tuổi. Cùng quan điểm có thể kéo dài tuổi lao động, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, dù liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm nhưng “nghỉ đúng như quy định hiện hành thì lãng phí nhân lực”.
Theo ý kiến của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, độ tuổi nghỉ hưu có thể tăng tùy trường hợp. Nên qui định để lao động nữ “đến 55 tuổi có quyền nghỉ hưu, chứ không buộc phải nghỉ hưu”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận thấy, thời điểm nghỉ hưu của người lao động như các nước dựa vào thời gian đóng BHXH, chứ không phải nhất thiết theo tuổi. Đối với loại hình lao động khác công chức, viên chức, thì tùy nhu cầu năng lực, khả năng cán bộ mà sắp xếp. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, Luật Bảo hiểm xã hội “không gắn với nghỉ hưu, nên nghỉ hưu mà không đủ thời gian đóng bảo hiểm vẫn phải đóng thêm cho đủ mới được trả lương bảo hiểm”.
Cùng ngày, Chính phủ cho ý kiến vào 7 dự án Luật khác như Luật Quảng cáo, Luật Giá…
Cùng ngày, Chính phủ cho ý kiến vào 7 dự án Luật khác như Luật Quảng cáo, Luật Giá…
Quan tâm đến việc giải quyết các cuộc đình công, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng, dự thảo Bộ luật Lao động “chưa đề cập đến vấn đề đối thoại tại nơi làm việc. Từ các cuộc đình công vừa qua cho thấy, các doanh nghiệp không thể tổ chức đối thoại nên mâu thuẫn ngày càng âm ỉ”. Do đó, phải có qui định về đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động, định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để đảm bảo vấn đề dân chủ. |