Trả lời:
Căn cứ tại Điều 21 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Tại khoản 2 điều 49 bộ luật này cũng quy định thì:
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Từ những quy định nêu trên, nếu anh H bị bệnh tâm thần là thuộc trường hợp người không có năng lực trách nhiệm dân sự và khi thực hiện hành vi đốt nhà bạn, anh H không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì H sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”.
Như vậy, theo các quy định trên, khi anh H mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho gia đình bạn thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự (người giám hộ của anh H) có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn.
Hiện nay người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại mục 4 chương 3 của bộ luật dân sự 2015. Bạn có thể căn cứ vào những quy định đó để chọn hướng giải quyết cho gia đình mình.