Đây được coi như một phần của nỗ lực cải thiện mối quan hệ lạnh nhạt nhưng cảnh báo rằng việc này hoàn toàn phụ thuộc vào Seoul.
Trong một bài phát biểu tại phiên họp ngày thứ hai của Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA) hôm thứ Tư, ông Kim Jong Un cũng nói rằng: "Chính sách thù địch của Hoa Kỳ đối với Bình Nhưỡng không hề thay đổi kể từ khi chính quyền ông Joe Biden nắm quyền vào đầu năm nay và đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết chẳng qua là "một thủ đoạn nhỏ để ... che giấu các hành vi thù địch của mình".
Hoa Kỳ ngay lập tức bác bỏ tuyên bố của ông Kim và thúc giục Bình Nhưỡng quay lại đối thoại.
"Hoa Kỳ không có ý định thù địch đối với CHDCND Triều Tiên", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Hãng thông tấnHàn Quốc Yonhap trong một email.
"Chính sách của chúng tôi kêu gọi một cách tiếp cận thực tế, hiệu chỉnh, cởi mở và sẽ khám phá ngoại giao với CHDCND Triều Tiên để đạt được những tiến bộ hữu hình nhằm tăng cường an ninh của Hoa Kỳ, các đồng minh và các lực lượng được triển khai của chúng tôi", quan chức này nói. "Chúng tôi chuẩn bị gặp CHDCND Triều Tiên mà không cần điều kiện tiên quyết. Chúng tôi hy vọng CHDCND Triều Tiên sẽ phản ứng tích cực với hoạt động tiếp cận của chúng tôi".
Ảnh do KCNA công bố vào ngày 17/6/2020, cho thấy khoảnh khắc vụ nổ văn phòng liên lạc liên Triều ở thị trấn biên giới Kaesong của Triều Tiên vào khoảng 2:50 chiều ngày 16/6/2020. |
Quan hệ liên Triều vẫn rơi vào bế tắc kể từ cuộc gặp thượng đỉnh không có thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên vào đầu năm 2019. Mối quan hệ càng thêm lạnh nhạt sau khi Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc ở Kaesong và cắt đứt mọi đường dây liên lạc xuyên biên giới vào năm ngoái để phản đối truyền đơn chống Bình Nhưỡng gửi từ Hàn Quốc.
Các đường dây nóng đã hoạt động trở lại một thời gian ngắn vào cuối tháng 7, nhưng Triều Tiên bắt đầu từ chối các cuộc gọi thường xuyên của Seoul hai tuần sau đó khi nước này lao vào các cuộc tập trận chung của Hàn Quốc và Mỹ mà Triều Tiên từ lâu đã lên án là diễn tập để xâm lược.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Triều Tiên đã phát tín hiệu sẵn sàng cải thiện quan hệ với miền Nam, thậm chí còn giữ triển vọng tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều với điều kiện Seoul bỏ "tiêu chuẩn kép" về việc chỉ trích các vụ thử vũ khí "phòng thủ" của Triều Tiên trong khi biện minh cho việc xây dựng vũ khí của quốc gia này.
Và nhà lãnh đạo Kim cho biết các đường dây nóng với miền Nam sẽ được khôi phục.
KCNA cho biết: “Ông ấy bày tỏ ý định muốn thấy rằng các đường dây liên lạc Bắc-Nam bị cắt đứt do quan hệ liên Triều xấu đi sẽ được khôi phục trước tiên từ đầu tháng 10”.
Việc khôi phục sẽ là "một phần trong nỗ lực hiện thực hóa những kỳ vọng và mong muốn của toàn thể đất nước Triều Tiên về việc quan hệ Bắc-Nam được khôi phục sớm hơn từ bế tắc hiện tại và hòa bình lâu bền ở bán đảo Triều Tiên", KCNA trích dẫn lời ông Kim.