Nhiều điểm "bán hàng bình ổn" bị "tố" giá cao hơn thị trường

Không ít doanh nghiệp bình ổn giá đã vay vốn với mức lãi suất 0% trong thời điểm lãi xuất cho vay kinh doanh là khá cao. Thế nhưng, các các doanh nghiệp này lại bán các mặt hàng bình ổn giá có giá cao hơn so với giá ngoài thị trường ở cùng thời điểm…

 

Khi mà Tết Nguyên đán chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa, nhu cầu mua hàng của người dân ngày càng tăng cao. Nhưng lại tồn tại một thực tế là giá của một số các mặt hàng trong một vài điểm bán hàng bình ổn giá lại cao hơn so với giá ngoài thị trường, khiến lực mua tại các điểm bán hàng này không cao, và người dân đang dần quay trở về với các chợ truyền thống.

Bình ổn giá
Nhiều người tiêu dùng cho rằng, một số các mặt hàng như thịt lợn, thịt gà...được bán trong các điểm bán hàng bình ổn giá có giá cao hơn so với ngoài thị trường

Nhiều điểm bán hàng “bình ổn” bán giá "không ổn"

Trong lúc nền kinh tế đang khó khăn, vật giá thì leo thang liên tục, nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm trong những ngày giáp Tết của người dân càng cao thì người tiêu dùng lại phải lựa chọn mua hàng thiết yếu ngoài chợ. Vì mặt hàng tại một số điểm bình ổn giá chưa thực sự giúp người dân, bởi giá tại một số điểm bán hàng bình ổn này vẫn cao hơn so với giá ngoài thị trường ở một số nhóm các mặt hàng, mặc dù hiện tại Hà Nội đã có khoảng 650 điểm bán hàng bình ổn giá.

Là một người nội trợ lâu năm, chị Trần Thu Hường ở Lạc Chung_Hà Nội khá nhậy bén với giá cả thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Trước đây, chị vẫn thường xuyên vào siêu thị trên đường Lạc Trung để mua hàng bình ổn giá hoặc nơi có các điểm bán hàng bình ổn giá mua vì chất lượng đảm bảo và an toàn, nhất là giá cả không bị đẩy lên như ở ngoài các chợ truyền thống. Nhưng giờ đây, chị lại thay đổi thói quen và quay lại với các chợ truyền thống.

Chị Hường cho biết, giá cả các mặt hàng lương thực tại các chợ truyền thống rẻ hơn so với các mặt hàng tại một số siêu thị bán hàng bình ổn giá như siêu thị trên đường Lạc Trung, hay một vài các điểm bán hàng bình ổn giá trên đường Lò Đúc mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Chị nói: “Ở các chợ truyền thống bên ngoài, giá một số mặt hàng như thịt lợn, thịt gà…rẻ hơn bên trong các điểm bán hàng bình ổn là khoảng 2.000 đồng/lạng thịt, kể cả rau cũng vậy…”

Đồng quan điểm với chị Hường, bà Phạm Thị Hậu ở Ô Chợ Dừa, Hà Nội, bức xúc, nếu thành lập các điểm bán hàng lấy cái tên là điểm bán hàng bình ổn giá, mà lại bán giá cao hơn so với bên ngoài thì thật là phí lý. “Như vậy, đâu phải là hỗ trợ việc bình ổn giá thị trường. Tôi nghĩ nên xóa bỏ các điểm bán hàng bình ổn giá mà bán giá cao hơn ngoài thị trường, chỉ để tồn tại các điểm hoạt động đúng với nguyên tắc bình ổn giá đã được Nhà nước quy định. Như vậy, mới thực sự là giúp người tiêu dùng”.

Trước đây, bà Hoàng Thị Yến ở Cầu Giấy, Hà Nội vẫn hay mua hàng tại một số điểm bán hàng bình ổn giá trên đường Cầu Giấy hoặc trên đường Nguyễn Phong Sắc, nhưng từ khi tìm hiểu và biết các điểm bán hàng này luôn có giá cao hơn so với ngoài thị trường, bà cũng quyết định chịu khó hàng ngày đi chợ truyền thống thường xuyên hơn.

Bà cho biết, “dù các điểm bán hàng ấy có giá chỉ cao hơn 2.000 - 3.000 đồng so với ngoài nhưng tiết kiệm được đồng nào thì hay đồng ấy. Bây giờ tôi chịu khó đi chợ hàng ngày”.

Doanh nghiệp vay vốn ưu đãi nhưng làm sai mục đích Nhà nước?

Giải thích cho việc giá một số các mặt hàng trong các điểm bán hàng bình ổn cao hơn so với giá ngoài thị trường, nhiều doanh nghiệp bán hàng bình ổn giá cho rằng, hàng bình ổn được bán trong siêu thị sẽ được đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đóng gói bảo quản sạch sẽ và phương thức phục vụ tốt hơn rất nhiều so với các mặt hàng được bán ngoài các chợ truyền thống.

Đại diện một siêu thị bán hàng bình ổn giá cũng có ý kiến tương tự, giá một số mặt hàng bình ổn được bán trong siêu thị hay các điểm bán hàng bình ổn mà cao hơn so với ngoài thị trường thì người tiêu dùng cũng nên thông cảm cho các đơn vị bình ổn. “Bởi chất lượng của các mặt hàng, cụ thể là chất lượng của thịt lợn, thịt gà… trong siêu thị sẽ tốt hơn rất nhiều so với thịt lợn, thịt gà… ngoài thị trường không được kiểm soát.”

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là lý do mà các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nằm trong diện bình ổn giá đưa ra để nhằm ngụy biện cho việc giá một số các mặt hàng bình ổn bán cao hơn so với giá ngoài thị trường.

Theo một cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, nếu các điểm bán hàng bình ổn giá mà bán các sản phẩm bình ổn với giá cao hơn so với bên ngoài thì rất có thể người dân sẽ quay lưng với các điểm bán hàng bình ổn giá.

Sự khó khăn về kinh tế hiện là khó khăn chung với các gia đình, người dân thường có tư tưởng tiết kiệm được đồng nào thì hay đồng ấy. Như vậy, nguy cơ người dân tiếp xúc với các thực phẩm không có nguồn gốc cũng như hiện tượng ngộ độc thực phẩm sẽ ngày càng cao hơn”.

Không ít các doanh nghiệp bình ổn giá đã được vay vốn với mức lãi suất 0% trong thời điểm lãi suất cho vay kinh doanh khá cao, mục đích nhằm góp phần bình ổn giá thị trường. Nhưng các doanh nghiệp này lại bán các mặt hàng bình ổn giá cao hơn so với giá ngoài thị trường ở cùng thời điểm, cùng mặt hàng…

“Có nghĩa vốn mà Ngân sách Nhà nước bỏ ra cho các doanh nghiệp để góp phần bình ổn giá đã bị một số doanh nghiệp bán hàng bình ổn giá hoạt động sai mục đích mà nhà nước đưa ra, là nhằm hỗ trợ người dân và bình ổn giá ngoài thị trường”, vị cán bộ này nhấn mạnh.

Nguyễn Thọ

Đọc thêm