Kiểm tra mắt định kỳ
Theo một điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương, có tới 1/3 dân số Việt Nam chưa bao giờ khám mắt, hơn 50% người được hỏi biết thị lực của bản thân. Đó cũng là một căn nguyên khiến tỷ lệ người bị mù lòa ở Việt Nam thuộc loại cao trong khu vực. Con số khảo sát của Bộ Y tế tại 14 tỉnh, thành (bao gồm Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Lâm Đồng, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Cà Mau...) đã có gần 330.000 người mù và hơn 2 triệu người trên 50 tuổi bị giảm thị lực hoặc bị các vấn đề về mắt.
Các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo, người dân cần khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề về mắt và chữa trị, hạn chế biến chứng khi bệnh đã nặng, giảm thiểu tỷ lệ mù loà. Các chuyên gia cũng cho biết, các bệnh về mắt nếu điều trị sớm, 90% người bệnh được khôi phục lại thị lực.
Xác định đúng nguyên nhân
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở mắt dẫn đến thị lực kém, mù lòa như: thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể… chủ yếu là do sự suy giảm chức năng của lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE.
Nghiên cứu được công bố trên website chính thức của Trung tâm thông tin quốc gia về công nghệ sinh học Mỹ (NCBI) gần đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Washington đã chỉ rõ: “RPE rất quan trọng đối với sức khỏe võng mạc, nếu hoạt động của nó bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến suy giảm thị lực”.
Hội nghị Nhãn khoa châu Âu lần thứ 15 về chủ đề Võng mạc năm 2015 tại Pháp cũng khẳng định, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc có vai trò đặc biệt quan trọng giúp bảo vệ mắt từ bên trong, phòng ngừa và hạn chế các bệnh về mắt như thoái hóa hoàng điểm, suy giảm thị lực và mù lòa. Qua đó có thể thấy, bảo vệ RPE chính là yếu tố then chốt và là mục tiêu quan trọng của việc dự phòng và điều trị các bệnh lý về mắt.
Hạn chế… ánh sáng xanh
Trong chăm sóc mắt hàng ngày, lưu ý tránh các yếu tố gây hại như: tia cực tím, hóa chất, khói bụi, nguồn nước bẩn và hạn chế tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có hại trong các loại màn hình máy tính, tivi, điện thoại, đèn led,... Theo Tiến sĩ Celia Sanchez-Ramos, Tây Ban Nha, màn hình LED trong hầu hết các thiết bị điện tử như iPhone và iPad có thể gây hại cho võng mạc - lớp nhạy sáng ở mặt sau của mắt - và thậm chí có thể dẫn đến rối loạn thị giác.
Một nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ cao của ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, đau đầu và thậm chí cả ung thư. Các tế bào cảm quang ở võng mạc có nhiệm vụ chuyển ánh sáng thành thông tin bị tổn thương do sự bão hòa kéo dài của ánh sáng màu xanh, dẫn đến tăng tình trạng viêm, khó chịu, đau đớn, thậm chí có thể gây rối loạn thị giác và mù loà. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, giúp mắt nghỉ ngơi chính là hạn chế các bệnh về mắt.
Cần cung cấp dưỡng chất cho mắt
Ngoài chế độ dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa có trong thức ăn thì bổ sung dưỡng chất cho mắt bằng tinh chất thiên nhiên cũng là một trong những cách mà các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo. Đó là cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE, từ đó nuôi dưỡng, bảo vệ các tế bào thần kinh thị giác, đảm bảo chức năng của mắt.
Nhờ sự tiến bộ của công nghệ sinh học phân tử, mới đây các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh) giúp tăng cường Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ, có khả năng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc ưu việt. Thioredoxin giúp gia tăng hoạt động và bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE bằng 3 cơ chế: hoạt hóa, chuyển mã thông tin giữa các tế bào; làm chậm quá trình thoái hóa tế bào và bảo vệ tế bào thị giác trong các phản ứng oxy hóa.