Danh hiệu mà vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng được nhận là “Honorary Doctor of Business Administration” (TS danh dự về quản trị kinh doanh). Bà Phương Hằng được vinh danh "Honorary Visiting Professor" (GS danh dự).). Đây được xem là những danh hiệu danh giá nhất mà trường Apollos trao tặng cho doanh nhân có nhiều cống hiến trong sự nghiệp kinh doanh và hoạt động vì cộng đồng.
Đây cũng là điều bình thường vì các trường đại học danh tiếng trên thế giới thường trao tặng các danh hiệu như vậy cho các cá nhân có uy tín quốc tế, nhằm tôn vinh những người có thành tích đóng góp nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có ích cho cộng đồng, xã hội.
Trên thế giới có nhiều người nổi tiếng từng nhận danh hiệu tương tự, như tỷ phú Bill Gates - người không có bằng đại học, ông Trùm” Facebook Mark Zuckerberg đều nhận bằng TS danh dự Luật của Trường Đại Học Harvard; đạo diễn Trương Nghệ Mưu được trường Đại học Boston trao bằng TS danh dự nhân văn và nghệ thuật… Nhiều người Việt Nam, trong đó có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, bộ, ngành, các trí thức, doanh nhân cũng vinh dự được đón nhận danh hiệu GS-TS danh dự từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Hai vợ chồng cùng được vinh danh
Sự kiện vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (người nổi tiếng với biệt danh Dũng “lò vôi”) đã được một đại học lớn của Mỹ như Đại học Apollos trao tặng danh hiệu GS-TS danh dự về những “Cống hiến trong sự nghiệp kinh doanh và hoạt động vì cộng đồng” được dư luận rất quan tâm. Đây thực sự là một niềm tự hào tiếp nối của giới doanh nhân Việt Nam, ghi nhân công lao, tài năng, trí tuệ Việt ngày càng được khẳng định và tôn vinh trên trường quốc tế.
Ông Huỳnh Uy Dũng - người chưa chưa kịp tốt nghiệp cấp 3, vì phải nhập ngũ, vào bộ đội và sau đó trở thành một doanh nhân nổi tiếng. Trong khi vợ ông - bà Nguyễn Phương Hằng cũng chỉ mới học xong lớp 11. Cả hai được vinh danh rất xứng đáng vì đã có những cống hiến trong sự nghiệp kinh doanh và hoạt động vì cộng đồng tại châu Á.
Từ khi bước vào con đường kinh doanh, ông Dũng đã lần lượt để lại dấu ấn thành công vang dội bằng những cách làm, dự án mang tính tiên phong, đột phá và thành công ngoài mong đợi. Việc xin được thực hiện thí điểm, xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Bình Đường (Bình Dương), rồi đến sự hình thành lần lượt các KCN Sóng Thần 1,2,3… chính là những viên gạch đầu tiên tạo nền móng cho sự ra đời của hàng loạt các KCN khác trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa Bình Dương trở thành mảnh đất lành, “màu mỡ” nhất trong việc thu hút đầu tư, trở thành một trong những địa phương có tốc độ công nghiệp hoá mạnh và nhanh nhất cả nước.
|
Phối cảnh tổng quan của Nhà máy xử lý nước thải kiểu mẫu của ông Huỳnh Uy Dũng tại KCN Sóng Thần 2 - Bình Dương |
Thành công tiếp theo rất đáng ghi nhận là việc xây dựng quần thể Khu Du lịch Đại Nam và Trường đua Đại Nam (hay còn gọi Lạc Cảnh Đại Nam - Văn Hiến). Đây là công trình để đời, đồ sộ, tầm cỡ châu lục, đã mang về hàng loạt những kỷ lục Việt Nam và được hàng triệu du khách thập phương đến tham quan.
Mới đây nhất, ông Dũng cũng vừa ra mắt hai dự án Khu dân cư Đại Nam (mỗi dự án có quy mô gần 100ha) trên địa bàn hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Đặc biệt hơn nữa, là dự án xây dựng hệ thống nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn với 100 nhà máy trên cả nước, có kinh phí đầu tư dự kiến lên đến hơn 10.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, vào ngày 26-01-2019, ông Dũng sẽ chính thức tổ chức lễ khánh thành nhà máy xử lý nước thải kiểu mẫu tại KCN Sóng Thần 2, Bình Dương. Đây là công trình để mọi người có thể tận mắt kiểm chứng trình độ công nghệ xử lý nước thải (chất lượng xử lý nước thải đạt đến tiêu chuẩn 02 của Bộ Y tế, có thể sử dụng để sản xuất và sinh hoạt) từ chính bàn tay và khối óc của doanh nhân Huỳnh Uy Dũng. Mô hình hoàn chỉnh của nhà máy này sẽ được nhân rộng ra phạm vi cả nước.
Còn bà Nguyễn Phương Hằng – vợ của ông Dũng - được biết đến là một nhà kinh doanh bất động sản rất thành công nhưng kín tiếng. Bà Hằng là một CEO nhạy bén, giàu sáng tạo, đã làm nên cú lột xác ngoạn mục cho Khu du lịch Đại Nam chỉ trong thời gian ngắn, gắn với sự cho ra đời Trường đua Đại Nam và các trò chơi cảm giác mạnh thú vị bậc nhất Việt Nam, phục vụ hàng triệu triệu du khách thập phương.
Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng cũng được biết đến với vai trò là đồng sáng lập “Quỹ từ thiện Hằng Hữu” và được bổ nhiệm vai trò Chủ tịch quỹ này thay cho chông mình là ông Huỳnh Uy Dũng. Với tài năng và tấm lòng nhân ái của mình, CEO Nguyễn Phương Hằng đã được mọi người ngưỡng mộ và nhắc đến là người truyền cảm hứng sống cho nhiều phụ nữ trên cả nước.
|
Ông Huỳnh Uy Dũng vui mừng khoe sản phẩm nước thải được xử lý đạt đến tiêu chuẩn 02 của Bộ Y tế - có thể dùng để sản xuất, sinh hoạt |
Giàu lòng nhân ái
Không chỉ nổi tiếng trên thương trường, vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng còn được biết đến là những nhân vật đi đầu, luôn quan tâm đến các hoạt động xã hội, hướng đến cộng đồng qua rất nhiều việc làm bác ái, thiện nguyện.
Tiếng vang lớn nhất trong công tác từ thiện xã hội của cặp đôi này đó chính là việc quyết định thành lập Quỹ Từ thiện Hằng Hữu, thực hiện chương trình “Trái tim Hằng Hữu” hết sức nhân văn, với tâm nguyện dành toàn bộ lợi nhuận của công ty từ cuối năm 2014 đến năm 2030 để hỗ trợ 100% kinh phí phẫu thuật và can thiệp tim miễn phí cho trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh.
Từ khi ra mắt (năm 2014), mỗi năm chương trình “Trái tim Hằng Hữu” đã cùng cùng Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM và Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thực hiện khoảng 500 ca mổ tim cứu sống bệnh nhi nghèo không may mắc bệnh tim bẩm sinh.
Bên cạnh đó, vợ chồng ông Dũng còn dành tiền mỗi năm xây dựng một công trình cho những trường học ở vùng còn nhiều khó khăn như là cách để trả nợ cuộc đời khi hỗ trợ ươm mầm cho thế hệ trẻ.
Lợi nhuận từ kinh doanh của cặp đoi này họ không cất giữ, tiêu dùng cho riêng mình và gia đình, mà tái sử dụng để phục vụ cộng đồng, chia sẻ cùng xã hội, cứu giúp những mảnh đời bất hạnh.
Ông Dũng từng chia sẻ: “Tôi luôn cố gắng lao động, sáng tạo để đóng góp cho xã hội, phục vụ cho cộng đồng, để một mai khi ra đi trở về với cát bụi, tôi có thể nở nụ cười mãn nguyện, vì mình đã sống có ích cho đời”. Suy nghĩ, hành động ấy rất đỗi chân thành, nhân văn bởi ông luôn quan niệm: “Kinh tế quyết định mức sống của con người, đạo đức quyết định sự thịnh suy của kinh tế”.
Nhìn lại câu chuyện thành công và tận hiến của vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng - Nguyễn Phương Hằng, càng thấy danh hiệu GS-TS danh dự mà họ vừa được Đại học Apollos trao tặng là rất xứng đáng. Bởi để được công nhận danh vị cao quý đó, thì tài năng, sự thành công và đóng góp cho cộng đồng của họ đã được khẳng định từ thực tế cuộc sống và có sức lan toả vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Câu chuyện của cặp đôi doanh nhân nổi tiếng, thành đạt và giàu lòng nhân ái ấy cho thấy họ đã sống rất có ích cho xã hội. Nó cũng chứng minh rằng văn hóa không phải chỉ từ bằng cấp mà chính từ những hành động của chúng ta có vì cộng đồng hay không.
Đại học Apollos - đào tạo từ xa
Đại học Apollos có trụ sở tại Great Falls, Montana, Hoa Kỳ, là một trường đại học giáo dục từ xa nằm trong hệ thống giáo dục của Mỹ, thành lập vào tháng 8-2004, được chứng nhận kiểm định chất lượng vào tháng 1-2012 và gia hạn đến năm 2020.
Đại học Apollos hiện là thành viên được ủy quyền của Ủy ban Chứng nhận Đào tạo từ xa (DEAC) - một cơ quan kiểm định được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ công nhận trên toàn quốc. Trường Đại học Apollos đào tạo các chương trình tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và cao đẳng về các chuyên ngành như: Q uản trị kinh doanh, quản lý và công nghệ thông tin, dành cho người học trên toàn thế giới, thông qua phương pháp học tập trực tuyến, từ xa để đáp ứng nhu cầu của sinh viên toàn cầu.
Năm 2016, Đại học Apollos đứng thứ 23 trong các trường đại học của Hoa Kỳ.