Nhất mà không nhất
Nga là quốc gia rộng lớn nhất thế giới với tổng diện tích lên tới hơn 17 triệu km. Nước này chiếm 1/9 đất đai toàn bộ địa cầu, có diện tích bằng 47 nước Đức, 45 nước Nhật hoặc 141 nước Hàn Quốc! Chiều dài của nước Nga trải ra gần 10.000 km. Tuy nhiên, Nga lại không phải là nước có số lượng múi giờ nhiều nhất thế giới mà kỷ lục này lại thuộc về nước Pháp. Bởi dù lãnh thổ Pháp nằm trên một vành đai nhưng nếu tính tất cả địa bàn, Pháp sở hữu số múi giờ lớn nhất thế giới với tổng cộng 12 múi giờ, nhiều hơn Nga 1 múi giờ.
Có núi lửa đang hoạt động lớn nhất
Nga cũng chính là nước có ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới, là núi lửa Klyuchevskaya Sopka. Chiều cao của núi này lên tới 4.850m, tạo nên những cột tro cao tới 8 km. Qua mỗi đợt phun trào, ngọn núi lửa này lại càng “mọc” cao thêm. Điều đáng nói ở đây là ngọn núi Klyuchevskaya Sopka đã phun trào trong suốt… 7.000 năm qua.
Nga - Mỹ gần nhau hơn tưởng tượng
Hai nước kình địch này thực chất chỉ cách nhau vẻn vẹn… 4 km. 4km đó chính xác là khoảng cách giữa đảo Ratmanov của Nga và đảo Krusenstern của Mỹ ở eo biển Bering. Về chủ nghĩa nữ quyền
Nga tuyên bố về sự bình quyền giữa nam giới và phụ nữ sớm hơn so với Mỹ. Ở Nga, quyền bầu cử được trao cho phụ nữ vào năm 1918, trong khi phụ nữ Mỹ chỉ được tham gia bỏ phiếu vào năm 1920.
Những đêm trắng ở nước Nga
Từ trung tuần tháng 5 cho đến giữa tháng 7, ở phần lớn các khu vực thuộc vĩ độ bắc, Mặt trời không lặn xuống đường chân trời còn đêm thì sáng và ngắn đến nỗi có thể nói rằng thực ra không hề có màn đêm.
Đêm trắng có thể quan sát ở các nước Scandinavia, nhưng riêng ở Saint-Peterburg, đêm trắng đặc biệt đáng chú ý. Trải ra trên 59,9° vĩ độ bắc, sự kết hợp đặc biệt giữa điều kiện ánh sáng với kiến trúc của thành phố tạo nên cảnh tượng độc đáo, nhờ đó đêm trắng trở thành biểu tượng của Saint-Peterburg, cũng như thương hiệu du lịch và văn học lừng danh của thành phố này.
Điểm cực lạnh Oymyakon
Thành phố Oymyakon của Nga là nơi ghi nhận nhiệt độ không khí thấp nhất trên toàn địa cầu. Kỷ lục lạnh được công nhận vào năm 1924 và là -71,2°C.