Những vụ hỏa hoạn thiêu rụi ngôi chùa nổi tiếng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần đây, tại khu vực giảng đường trong khuôn viên chùa Phật Quang đã xảy ra cháy khiến nhiều nội thất bên trong như đồ gỗ, giấy, nến ở khu tụng kinh, bàn ghế nhựa bị thiêu rụi. Đây không phải là lần đầu tiên một ngôi chùa bị chìm trong biển lửa, ở nhiều nơi trên thế giới, các vụ hỏa hoạn tương tự cũng đã xảy ra.

Vào ngày 20/1, xảy ra vụ cháy tại khu vực giảng đường chùa Phật Quang, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Hiện trường vụ cháy ở chùa Phật Quang, Hà Nam. Ảnh: Facebook.

Hiện trường vụ cháy ở chùa Phật Quang, Hà Nam. Ảnh: Facebook.

Vụ cháy tại Chùa Phật Quang, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam bước đầu được xác định là do chập điện, không có thiệt hại về người, mức độ thiệt hại ước tính khoảng 500-600 triệu đồng.

Sau khoảng 30 phút, lực lượng chữa cháy đã khống chế được đám cháy, không để cháy lan sang các kiến trúc khác. Diện tích cháy khoảng 200m2, chất cháy chủ yếu là đồ gỗ, giấy, nến ở khu tụng kinh, bàn ghế nhựa.

Tượng Phật cao 35 m đứng vững sau hỏa hoạn

Sáng ngày 24/7/2023, một trận hỏa hoạn lớn xảy ra tại chùa Đại Phật thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Lửa bùng lên từ Bảo điện Đại Hùng, công trình bằng gỗ dài 30 m, rộng 27 m, cao 39 m.

Bức tượng Sơn Đan Đại Phật còn nguyên vẹn sau đám cháy (Ảnh: UDN).

Bức tượng Sơn Đan Đại Phật còn nguyên vẹn sau đám cháy (Ảnh: UDN).

Nhiều công trình lớn trong chùa bao gồm cả điện Đại Hùng bị thiêu rụi. Chỉ duy nhất bức tượng Sơn Đan Đại Phật trong điện vẫn còn nguyên vẹn. Sự cố không gây thiệt hại về người.

Bức tượng Sơn Đan Đại Phật cao 35m được sơn son thếp vàng, mô phỏng hình ảnh tượng Phật ngồi trên tòa sen. Đây cũng là pho tượng Phật làm bằng đất nung đặt trong nhà lớn nhất thế giới.

Điện Đại Hùng là nơi đặt tượng Phật bằng đất nung xây dựng năm 1998, sau khi tượng gốc bị phá hủy năm 1971. Từ năm 1992, trụ trì chùa Thích Giác Huệ vận động quyên góp được 17 triệu tệ (2,37 triệu USD) xây lại tượng.

Cháy chùa Phật giáo nổi tiếng ở Úc

Một ngôi chùa Phật giáo ở Melbourne (Úc) đã bị “nhấn chìm” trong một trận hỏa hoạn lớn vào tối 5/2/2023.

Các bức ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy khu phức hợp chùa Bright Moon Buddhist Society bốc cháy dữ dội cùng cột khói đen dày đặc bao trùm toàn bộ khu vực. Các phương tiện truyền thông cho biết cột khói thậm chí còn được nhìn thấy cách đó 15 km.

Ngôi chùa nằm ở vùng ngoại ô Springvale, phía Đông Nam của Melbourne, là một địa điểm nổi tiếng và là nơi thờ cúng của hàng ngàn Phật tử địa phương. Ảnh: AP.
Ngôi chùa nằm ở vùng ngoại ô Springvale, phía Đông Nam của Melbourne, là một địa điểm nổi tiếng và là nơi thờ cúng của hàng ngàn Phật tử địa phương. Ảnh: AP.

Khoảng 150 lính cứu hỏa cùng 30 xe chữa cháy chuyên dụng đã được điều động đến hiện trường để khống chế ngọn lửa

Chùa Bright Moon Buddhist Society tọa lạc ở vùng ngoại ô Springvale, phía đông nam thành phố Melbourne, là một địa điểm nổi tiếng và là nơi thờ phượng của hàng ngàn tín đồ Phật giáo địa phương.

Tháp chùa cao nhất châu Á cháy rụi

Ngày 10/12/2017, tháp Linh Cung ở Cửu Long, Miên Trúc, Tứ Xuyên, Trung Quốc đã bị hỏa hoạn thiêu rụi.

Trận hỏa hoạn được cho là khởi nguồn từ một hành lang nằm bên dưới chân tòa tháp, sau đó lửa lan rộng và bao trùm toàn bộ 16 tầng tháp. Chưa dừng ở đó, đám cháy tiếp tục lan rộng ra ba công trình lân cận và nhấn chìm khu vực linh thiêng trong biển lửa.

Ngọn lửa dữ dội đã thiêu rụi tòa tháp Lingguan, công trình được kỳ vọng sẽ trở thành “tòa tháp gỗ cao nhất Châu Á” sau khi hoàn tất.

Ngọn lửa dữ dội đã thiêu rụi tòa tháp Lingguan, công trình được kỳ vọng sẽ trở thành “tòa tháp gỗ cao nhất Châu Á” sau khi hoàn tất.

Theo một tờ báo địa phương, toàn bộ viện Phật giáo nói trên đang trong quá trình xây dựng thì xảy ra biến cố. Không rõ nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn.

Tháp Lingguan, được xây dựng cách đây 300 năm, dưới triều đại nhà Minh (1368-1644) và được mệnh danh là chùa tháp bằng gỗ cao nhất châu Á. Tòa tháp này tọa lạc ở Miên Trúc, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tháp gồm có 16 tầng, làm hoàn toàn bằng gỗ, được xây bằng kỹ thuật ghép ván truyền thống và phải mất đến tám năm mới xây dựng xong.

Đọc thêm